Thế giới Thế giới
Reuters: Số ca nhiễm COVID-19 ở châu Á vượt mốc 100 triệu
TTH.VN - Theo thống kê của Reuters, tính đến hôm nay (30/3), số ca nhiễm COVID-19 ở châu Á đã vượt mốc 100 triệu ca, trong bối cảnh khu vực này đang chứng kiến sự gia tăng số ca nhiễm mới, trong đó chủ yếu là biến thể phụ BA.2 của Omicron.
Hàn Quốc hiện đang dẫn đầu thế giới về số ca mắc mới trung bình hằng ngày, với mức kỷ lục hơn 420.000 ca nhiễm mới trong ngày 30/3. Ảnh: Yonhap/Laodong
Phân tích của Reuters cho thấy cứ mỗi 2 ngày, khu vực này lại ghi nhận hơn 1 triệu ca mắc COVID-19. Là khu vực có hơn một nửa dân số thế giới, châu Á hiện chiếm khoảng 21% tổng số ca nhiễm COVID-19 được báo cáo trên toàn cầu.
Trong những tuần gần đây, biến thể phụ BA.2 rất dễ lây lan nhưng ít gây chết người của chủng Omicron đã khiến số ca nhiễm tăng mạnh ở các quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam... Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), biến thể phụ BA.2 hiện đại diện cho gần 86% tổng số ca nhiễm đã được giải trình tự gen.
Cũng theo Reuters, Hàn Quốc đang dẫn đầu thế giới về số ca mắc mới trung bình hằng ngày, chiếm 1/4 số ca nhiễm được báo cáo trên toàn cầu mỗi ngày. Dù số ca nhiễm mới đã chững lại kể từ đầu tháng 3, nước này vẫn ghi nhận trung bình hơn 300 trường hợp tử vong mỗi ngày, khiến các nhà chức trách phải yêu cầu các lò hỏa táng trên toàn quốc kéo dài thời gian làm việc.
Trong khi đó, Trung Quốc đang đối mặt với đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng nhất kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu. Sự gia tăng số ca nhiễm COVID-19 ở Thượng Hải, chủ yếu do biến thể phụ BA.2 của Omicron1 khiến chính quyền thành phố phải áp đặt lệnh phong toả tại một số khu vực của trung tâm tài chính này. Hôm 28/3, thành phố đã tiến hành phong tỏa 2 giai đoạn đối với 26 triệu cư dân, hạn chế việc di chuyển qua các cây cầu và đường cao tốc để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch.
Kể từ đầu năm đến nay, Trung Quốc đã báo cáo hơn 45.000 ca nhiễm COVID-19 mới, cao hơn tổng số ca bệnh được báo cáo trong cả năm 2021. Mặc dù Trung Quốc đã tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho 90% dân số, nhưng những người cao tuổi vẫn chưa được tiêm mũi tăng cường đầy đủ, khiến họ đối mặt với nguy cơ tái nhiễm cao.
Mặc dù Trung Quốc đang bám sát kế hoạch ngăn chặn sự bùng phát của đại dịch, một số chuyên gia bày tỏ lo ngại về hiệu quả của các biện pháp ngăn chặn khi phải đối mặt với biến thể Omicron có khả năng lây nhiễm cao.
Reuters cũng cho biết chỉ riêng ở Ấn Độ, hơn 43 triệu bệnh nhân COVID-19 đã được báo cáo, chiếm hơn 40% tổng số ca nhiễm trên toàn châu Á và cũng nhiều hơn tổng số ca nhiễm của cả 3 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề tiếp theo trong khu vực. Tuy nhiên, trong 11 ngày qua, Ấn Độ báo cáo chưa tới 2.000 ca nhiễm mới mỗi ngày, thấp hơn rất nhiều so với mức đỉnh dịch tháng 1 vừa qua, với trung bình hơn 300.000 ca nhiễm/ngày.
Đầu tháng 3, châu Á đã vượt mốc 1 triệu ca tử vong liên quan đến COVID-19. Hiện đã có 1,027,586 triệu ca tử vong liên quan đến COVID trên khắp lục địa, theo dữ liệu của Reuters.
Đáng chú ý, hiệu quả của các loại vaccine ngừa COVID-19 đối với biến thể phụ BA.2 của chủng Omicron được cho là thấp hơn khi so với các biến thể trước đó như Alpha hay Delta. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người đã từng nhiễm các biến thể khác của virus SARS-CoV-2 trước đó vẫn có nguy cơ tái nhiễm biến thể Omicron.
BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)
- Trung Quốc cắt giảm một nửa thời gian cách ly bắt buộc đối với du khách quốc tế (29/06)
- Biến đổi khí hậu khiến năm 2022 trở nên nóng hơn, nhiều lũ lụt hơn (29/06)
- World Bank: Tỷ lệ “nghèo học vấn” ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên đến 70% (29/06)
- G7 cam kết viện trợ 5 tỷ USD cải thiện an ninh lương thực toàn cầu (28/06)
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ” (28/06)
- Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu (28/06)
- Đưa mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ lên tầm cao mới (28/06)
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo (27/06)
-
Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7
- Phục hồi không đều, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu
- IATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ có lãi vào năm 2023
- Bộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương lai
- Chủ nghĩa đa phương và hợp tác - hi vọng cho tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu
-
222 triệu trẻ em trên toàn thế giới đang cần được hỗ trợ giáo dục
- Xem xét tăng cường viện trợ trong bối cảnh “siêu khủng hoảng”
- Hàn Quốc ghi nhận 2 ca nghi nhiễm đậu mùa khỉ đầu tiên
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Nhiều vấn đề nóng được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh G7
- Việt Nam tăng 39 bậc chỉ số chất lượng sống tốt nhất thế giới
- COVID-19: Tiêm chủng giúp giảm hơn 1/2 số ca tử vong trên toàn cầu
- Không ngừng vun đắp và gìn giữ mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Campuchia
- Tổng Bí thư tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Vương quốc Campuchia
- Mỹ vẫn tin tưởng khả năng khôi phục thỏa thuận hạt nhân với Iran