ClockThứ Bảy, 26/08/2017 14:59

Robot sát thủ: Công nghệ tiết kiệm lao động làm mất đi nhiều việc làm ở Nhật

TTH.VN - Robot sát thủ (killer robot), những giải pháp công nghệ thông tin có thể dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng kỷ lục vào năm 2025, tờ Nikkei Asian Review cho hay.

Robot vận chuyển Nidec trượt băng qua sàn nhà máy.

Con dao hai lưỡi

Việc các công ty ở Nhật Bản đang đua nhau giải quyết tình trạng thiếu lao động trầm trọng bằng cách sử dụng robot và các sáng kiến ​​tiết kiệm lao động khác có thể là một con dao hai lưỡi tạo ra tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục trong thập kỷ tới.

Nhật Bản đang có một trạng thái làm việc hoàn toàn ảo. Sự phục hồi kinh tế kết hợp với tình trạng dân số đang suy giảm đẩy tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 3% vào tháng sáu. Đối với các loại công việc không thể thu hút được đủ công nhân, nhiều nhà tuyển dụng đang chuyển sang các robot và các giải pháp công nghệ khác.

Nhu cầu này đã tạo ra một mỏ vàng cho các công ty có thể thỏa mãn nhu cầu đó. Nhà sản xuất động cơ chính xác Nidec đang chuyển sang các hệ thống tự động hóa nhà máy. Shigenobu Nagamori, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công ty có trụ sở tại Kyoto, nói: “Nếu trong tương lai, 30 tỷ robot hoạt động giống như con người, nó sẽ tạo ra một ngành công nghiệp có tỷ lệ… thiên văn”.

Theo dữ liệu của chính phủ Nhật Bản, các nhà sản xuất máy móc nước này đã nhận được đơn đặt hàng trị giá 171,7 tỷ yên (1,57 tỷ USD) về robot công nghiệp trong quý hai, tăng 49% so với năm trước. Số lượng đặt hàng đứng ở mức 384,3 tỷ yên vào cuối tháng 6, tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái, khiến nhiều nhà sản xuất không thể đáp ứng kịp làn sóng nhu cầu đang tăng lên.

Chi tiêu cho công nghệ thông tin cũng đang tăng. Các công ty lớn dự kiến ​​sẽ tăng số tiền đầu tư công nghệ thông tin 28% trong năm tài chính này lên 558,2 tỷ yên, theo một cuộc khảo sát của Ngân hàng Phát triển Nhật Bản. Tổng số tiền đầu tư cho công nghệ thông tin sẽ chiếm 8,2% của tất cả các chi phí vốn.

Hậu quả nhãn tiền

Không có gì là không đúng khi thu nhập doanh nghiệp cao phải đi cùng với chi tiêu vốn lớn hơn. Nhưng sự thiếu hụt lao động rất có thể là một yếu tố hạn chế cho quy mô hoạt động và duy trì các dịch vụ.

Các công ty sẽ dựa nhiều hơn vào người máy và trí thông minh nhân tạo. Nhưng điều này  về lâu dài có nguy cơ tạo ra sự dư thừa người lao động ngày càng tăng.

Các robot có thể thực hiện 30% khoảng 2.000 hoạt động việc làm khá khó mà con người được trả công để làm, nghiên cứu chung của The Nikkei và Financial Times cho thấy. Tại Nhật Bản, con số này lên đến 50%.

Ngọc Hà (lược dịch từ Nikkei Asian Review)

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
Xây dựng môi trường lao động an toàn

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong lao động, sản xuất được doanh nghiệp (DN), các cấp công đoàn chủ động thực hiện nhằm hạn chế tối đa mọi rủi ro gây ra.

Xây dựng môi trường lao động an toàn
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Chip bán dẫn - Cốt lõi của kỷ nguyên công nghệ

Sáng 4/4, diễn giả Nguyễn Trung Dân, Phó giáo sư của Trường đại học Arizona Mỹ có buổi talkshow, chia sẻ với giảng viên, sinh viên và học sinh Trường đại học Khoa học, Đại học Huế với chủ đề “Chip bán dẫn – Cốt lõi của kỷ nguyên công nghệ”

Chip bán dẫn - Cốt lõi của kỷ nguyên công nghệ

TIN MỚI

Return to top