ClockThứ Bảy, 20/06/2015 07:52

Rời “ghế nóng”

TTH - Tôi nghỉ làm báo đã gần một năm. Không biết có vô tình lắm không, chứ thời gian ấy tôi không thấy nhớ cơ quan chút nào. Có thể vì hiện nay cơ quan vẫn đang quá gần gũi với tôi, ngoài việc chuyên môn, mọi hoạt động khác của cơ quan tôi đều có mặt; hoặc cũng có thể vì mọi việc ở cơ quan đều đang suôn sẻ và phát triển tích cực, không có gì phải lo lắng; cũng có thể sau khi nghỉ “công tác” tôi lại chuyển sang làm “tư tác” với tất bật công việc thường nhật. Gần đến ngày 21 tháng 6 – năm nay kỷ niệm 90 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (1925-2015), tôi lại thấy nhớ và muốn viết một cái gì đó để thay lời thăm hỏi đến bạn bè gần, xa.
Thông thường, những người có máu làm báo thì dù ở đâu và bất cứ lúc nào cũng không bao giờ để cho sự kiện thoát khỏi tầm mắt, hay nói cách khác là không bao giờ để ngòi bút khô mực. Khi đang đương chức, tôi cũng có máu lắm chứ. Thấy bất công, cường quyền, tham nhũng, gian dối, lười biếng, khích bác, mất dân chủ… là không chịu được. Nếu không viết thì cũng chỉ đạo phóng viên xông vào những nơi ấy để đấu tranh cho lẽ phải. Nhưng nay, cái máu đó không còn sôi như trước nữa. Phải chăng, vì mình không có máu làm báo, hay do cái tuổi nghỉ hưu nó vậy! Không đúng, một ai đó đã từng nói: nhà báo không có tuổi hưu. Tôi cũng biết nhiều nhà báo lão thành, dù đã nghỉ hưu lâu năm nhưng các bác ấy vẫn đang viết rất sung đó sao; hoặc lâu lâu viết một bài nhưng những cây bút ấy lại vô cùng sắc sảo, rất chắc và rất khỏe, đúng là Nhà Báo. Vậy, trường hợp của tôi đích thị là “thiếu máu” rồi. Cũng may, nhờ được nghỉ hưu, tôi mới phát hiện ra điều này, nếu không, càng ở lâu, càng làm ảnh hưởng cho danh hiệu của những người làm báo.
Tác giả ghi lưu niệm tại Nhà lưu niệm Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt ở tỉnh Vĩnh Long. Ảnh: Thảo Long
Tuy thế, có lúc “máu quản lý” lại nổi lên trong tôi. Gần đây, được đi dự Hội thảo ở một số Báo Đảng trong Nam, ngoài Bắc và nhân tiện đi thăm một số báo tỉnh bạn, tôi lại ganh tị với họ về cả chế độ nhuận bút, cả số lượng phát hành và cả lực lượng cán bộ phóng viên. Không hiểu sao mình thua bạn quá xa nhiều thứ, mặc dù đi đâu họ cũng rất trân trọng mình là báo đàn anh. Mà không đàn anh sao được khi mình lên nhật báo từ thời kỳ anh Đoàn Ngọc Phú còn làm TBT; là tốp 5 nhật báo sớm nhất của cả nước. Thế mà bây giờ, cái gì mình cũng thua bạn hơn một nửa đường (đấy là chưa so với Hà Nội Mới và Sài Gòn Giải Phóng): nhuận bút mình 12 thì bạn từ 24 đến 28 triệu, nhân sự mình chưa đầy 50 còn bạn thì 70, 80 đến trên 100 con người, chưa kể đến các loại cơ sở vật chất khác như trụ sở 5, 7 tầng, xe ô tô 2, 3 chiếc… thứ gì mình cũng thua. Tất nhiên, tôi không “ốt dột” vì điều đó mà chỉ thấy “hơi tủi thân” một chút cho tờ báo Đảng ở vùng đất vang danh báo chí một thời. Đến 2015 này, Báo mình đã tròn 85 năm tuổi rồi đó, đố mấy báo có được! Vinh dự lắm chứ! Ấy thế mà còn thua, tủi lắm!
Gần đến ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, tôi lại nhớ cách đây một năm, một phóng viên báo hỏi tôi: Sắp rời ghế nóng, tâm trạng ông thế nào? Ông có dự định gì cho tương lai? Tôi trả lời: “Rời ghế nóng”, “bớt nặng vai” là điều mà những ai đến tuổi 60 cũng đều mong. Mình cũng vậy. Về hưu không có nghĩa là hết việc làm, mà còn nhiều việc để làm lắm chứ: việc nhà, việc xóm giềng việc họ hàng, việc xã hội... Và tất nhiên cũng phải tìm việc viết để khỏi mụ mẫm đầu óc. Quả là, rời ghế nóng và được nghỉ hưu, tôi thấy thoải mái vô cùng. Và cũng không sai là hiện nay tôi làm cả ngày không hết việc, nhưng có cái sướng là “không bị nóng” và “không nặng vai”, lại không bị gò bó “nhà báo” như thời còn công tác.
Tôi nghĩ và bằng lòng với những gì mình có...
Đinh Khắc An (Nguyên Tổng biên tập Báo Thừa Thiên Huế)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông

Ngày 19/4, Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội làm trưởng đoàn công tác đã khảo sát thực tế nút giao cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua địa bàn huyện Phong Điền; sau đó làm việc với UBND tỉnh về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông
Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 6: Đảo chìm Cô Lin, ngọn lửa quyết tử còn cháy mãi

Cuộc đánh chiếm đảo Cô Lin của kẻ thù vào năm 1988 đã thất bại trước sự anh dũng, kiên cường, bất khuất của các chiến sĩ Hải quân. Hình ảnh con tàu HQ 505 huyền thoại bốc cháy thành ngọn lửa quyết tử để giữ được đảo Cô Lin luôn in hằn trong trí nhớ người dân Việt Nam. Cô Lin ngày xưa kiên cường, Cô Lin ngày nay luôn chắc tay súng, thường trực cảnh giác để canh giữ trời biển. Gió biển vẫn mát rượi thổi vào đảo như tình yêu quê hương…

Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 6 Đảo chìm Cô Lin, ngọn lửa quyết tử còn cháy mãi
Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Thừa Thiên Huế với các địa phương của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp, ngày càng gắn bó, tin cậy, hiệu quả và thiết thực.

Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top