ClockThứ Bảy, 13/01/2018 13:01

Rời khỏi chỗ thôi & ít than vãn đi

TTH - Một bạn trẻ khoe với tôi, vừa kiếm được một công việc mới, lương khởi điểm của thử việc, cộng với một số khoản phụ cấp khác được nhận là 4,7 triệu đồng/tháng.

Định hướng và cơ hội việc làm cho sinh viên ngành chăn nuôi thú yPhong Điền: Tổ chức Ngày hội việc làm – xuất khẩu lao động lần II, năm 2017

“Con biết đó là một khoản thu nhập tốt, và có lẽ là khá hơn nếu công ty kinh doanh tốt và con thì luôn cố gắng làm tốt nhất phần việc của mình” – cậu trẻ nói.

Sinh viên Trường Du lịch biểu diễn pha chế. Ảnh: Đức Quang

“Lương các bạn của con chừng 2,5 đến hơn 3 triệu/tháng một chút” – con gái tôi trả lời mẹ. Các bạn làm cũng vất vả, có người theo ca trong các shop bán quần áo, hay phục vụ trong các nhà hàng dành cho khách nước ngoài.

Đó là hai khoản thu nhập của những người vừa tìm được công việc sau một năm tốt nghiệp đại học mà tôi biết. Ít nhất thì đó là những người chịu khó, may mắn nữa vì cũng trong ngần ấy thời gian, không phải ai cũng có một công việc nào đó. Cậu trẻ kia đã qua vài chỗ làm, ở nhiều công việc khác nhau như nhân viên kiêm kế toán của một chuỗi cửa hàng cháo dành cho trẻ con, phụ trách kinh doanh cho một doanh nghiệp nhỏ, vài ngày thử việc ở một doanh nghiệp khác trước khi thi vào và được chỗ làm hiện tại chấp nhận. Đấy là chưa kể những ngày làm việc này việc kia để trang trải xăng xe khi ngược xuôi săn tìm cơ hội.

Việc làm, ngay cả việc không theo chuyên ngành đào tạo ngày một ít, thậm chí là mỏng hơn khi các cơ quan nhà nước đều đang trong quá trình sắp xếp, tinh giản biên chế. Song điều đó không có nghĩa là mọi cánh cửa đều đóng. Vấn đề là người cần việc có biết chấp nhận, dám thử thách, ngay cả ở những việc dưới trình độ mình được đào tạo hay không. Tôi biết không ít những bạn trẻ thay vì lên bục giảng đã trở thành gia sư, nhiều bạn khác cất bằng đại học, đội mũ công nhân và vào ca đứng máy. Một số khác có điều kiện hơn thì trở thành những người chủ nhỏ của các shop quần áo, quán café, thậm chí là có đến 2-3 cửa hàng second hand, trở thành người bán hàng online… Công việc là ở đó, cơ hội cũng ở đó vì chắc chắn sau này, nếu tìm được một chỗ đứng khác, chắc chắn các bạn sẽ có kinh nghiệm, có trải nghiệm và sẽ biết cách áp dụng, hoặc vận dụng nó để có hiệu quả. Bằng không, các bạn ấy vẫn có thể ít nhất là duy trì được cuộc sống, khá hơn thì mở rộng hoạt động, dịch vụ của mình.

Vấn đề chính yếu ở đây là chúng ta vận động chứ không ỷ lại và trông chờ. Hoặc chỉ loanh quanh xung quanh một nơi chốn, rồi than vãn về tình trạng của mình.

Cơ hội luôn mở ra, quan trọng là người trẻ cần việc biết chấp nhận, dám thử thách...

Đương nhiên, ở đây cũng cần phải nói đến vai trò và trách nhiệm xã hội trong quản lý, đào tạo cũng như việc cần thiết phải hoạch định một chiến lược về mặt nhân sự trong lĩnh vực lao động – việc làm. Tuy nhiên, trong khi và trước khi chờ đợi điều đó, cần phải có một sự thay đổi về mặt nhận thức về lao động và công việc đối với những người trẻ. Thời còn là Bí thư Tỉnh ủy, ông Nguyễn Ngọc Thiện (Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch) có lần đã chia sẻ, rằng cả một công trình đến hàng trăm công nhân ở Laguna nhưng tỷ lệ người lao động của Thừa Thiên Huế rất ít ỏi, đa phần là người đến từ Nam Định, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình và cả Quảng Nam. Gần đây, các hội chợ việc làm vẫn được mở với sự tham gia của các doanh nghiệp ở các khu công nghiệp trên địa bàn, song không phải đơn vị nào cũng tìm được và tìm đủ “quân số” cho những công việc không cần qua đại học.

Tại một diễn đàn khác, tôi nhớ một chuyên gia đã nói rằng, có quá nhiều người trẻ chọn quán café làm điểm dừng thường xuyên và hàng ngày trong thành phố của các bạn. Các đồng nghiệp của tôi, và cả tôi nữa cũng đã nhiều lần tự hỏi, cho dù là không nhiều, nhưng chả nhẽ các bạn trẻ ấy cứ xin tiền người thân cho mỗi cữ café? Có ai nhìn sâu vào mắt cha mẹ mình với nỗi lo âu thường trực sau những khoản tiền tiêu vặt cứ phải chu cấp hoài mỗi tháng dù con cái đã tốt nghiệp đại học?

Trong bài viết Nhiều người trẻ thà thất nghiệp chứ không làm việc chân tay, tờ VNEXPRESS ngày 6/1 mới đây dẫn nguồn của Tổng cục Thống kê về tình hình kinh tế - xã hội trong quý III năm 2017 cho hay, hơn 55% trong tổng số 1,1 triệu người thất nghiệp ở Việt Nam độ tuổi 15-24. Tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ là 7,8%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ thất nghiệp chung là 2%. Theo VNEXPRESS, đó là một cuộc chiến khó khăn mà những người trẻ đang phải đối mặt.

Sẽ còn rất nhiều vấn đề nếu đem vấn đề này ra phân tích, mổ xẻ dưới nhiều khía cạnh. Song, có lẽ không chỉ người trẻ đâu, mà ngay cả những người ngồi trong các văn phòng cũng cần phải biết cách đứng dậy, rời khỏi chỗ và ít phàn nàn về một công việc chưa có, một mức lương èo ọp để làm cho mọi thứ cùng vận động trong một chiều hướng tích cực hơn.

Bài: MINH HÀ - Ảnh: LÊ TRANG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

A Lưới xây dựng nông thôn mới bền vững

A Lưới tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng kết nối vùng phục vụ dân sinh, sản xuất. Ưu tiên phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM), nâng cao đời sống của người dân.

A Lưới xây dựng nông thôn mới bền vững
Gửi yêu thương trên thao trường

Ngày 29/3, Tại Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 6, Hội Phụ nữ Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh phối hợp với Hội phụ nữ các đơn vị Quân đội đứng chân trên địa bàn tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ các huyện, thị xã, thành phố tổ chức chương trình Đồng hành cùng chiến sĩ mới – Gửi yêu thương trên thao trường, Khâu áo chiến sĩ và bữa cơm ấm lòng tình mẹ.

Gửi yêu thương trên thao trường
Cơ hội bứt phá cho mục tiêu mới

Với nhiều quy hoạch lớn mang tầm chiến lược ở Thừa Thiên Huế cũng như Luật Đất đai 2024 (sửa đổi) và nhiều luật mới đã, sắp ban hành, hy vọng sẽ tạo động lực cho Thừa Thiên Huế bứt phá trong tương lai gần.

Cơ hội bứt phá cho mục tiêu mới
Để chiến sĩ mới yên tâm vững vàng

Ngày 26/2, tại Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động (HLCĐ), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, rộn ràng bước chân của 115 chiến sĩ mới (CSM). Trong những nụ cười, xen lẫn rất nhiều bỡ ngỡ. Thượng tá Hoàng Minh Hùng, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng, phụ trách Chỉ huy trưởng, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, trực tiếp cùng Ban Chỉ huy Tiểu đoàn Huấn luyện cơ động (HLCĐ) khích lệ, để CSM ổn định, yên tâm, vững vàng bước vào huấn luyện.

Để chiến sĩ mới yên tâm vững vàng
Return to top