ClockThứ Tư, 13/06/2018 14:03

Rối rắm số nhà trên “phố bảo tàng”

TTH - Đường Lê Lợi gần đây có thể xem như “phố bảo tàng” khi quy tụ nhiều trung tâm văn hóa, bảo tàng, nhà trưng bày..., song sự bất hợp lý, rối rắm ở số nhà khiến du khách, người dân lúng túng khi muốn tìm địa điểm tham quan.

Cấp sổ hồng dự án nhà ở xã hội Vicoland: Dễ làm trướcGiảm rủi ro nếu lựa chọn nhà đầu tư uy tínTiếc cho “nhà di sản”

-

Bảo tàng Văn hóa Huế mang biển số 23-25 Lê Lợi. Trong ảnh, một cửa của bảo tàng này được gắn biển số 25

Từ 23-25 rồi... đến 17

Đoạn tập trung nhiều trung tâm văn hóa, bảo tàng, nhà trưng bày trên “phố bảo tàng” Lê Lợi bắt đầu từ cầu Phú Xuân đến cầu Trường Tiền. Với chiều dài chừng 500m, khu vực này có nhiều địa chỉ văn hóa nổi bật, như Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán Huế, Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng, Bảo tàng nghệ thuật thêu XQ, Bảo tàng Văn hóa Huế và mới nhất là Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị vừa được chuyển về tòa nhà Trung tâm Festival Huế cũ.

Theo phản ánh của người dân, du khách, nếu quan sát kỹ có thể thấy sự bất nhất trong cách đặt biển số nhà ở đoạn đường này. Cụ thể, ngay đầu cầu Phú Xuân là Trung tâm Dịch vụ du lịch Hương Giang, địa chỉ số 11 Lê Lợi, tiếp đến Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán Huế có địa chỉ 15A, Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng có số nhà 15 và cạnh đó, Trung tâm Văn hóa Phương Nam (đã ngưng hoạt động) cũng “mặc áo chung” số 15. Riêng Bảo tàng Nghệ thuật thêu XQ nằm ngay ngã tư Lê Lợi - Phạm Hồng Thái được lấy địa chỉ số 1 Phạm Hồng Thái.

Bên cạnh Bảo tàng Nghệ thuật thêu XQ là Bảo tàng Văn hóa Huế. Đáng nói, mặc dù không có các số nhà 17, 19, 21 nhưng Bảo tàng Văn hóa Huế lại có số nhà 23-25 Lê Lợi. Đi một đoạn, bỏ qua công viên Tứ Tượng nhiều người ngạc nhiên hơn khi số thứ tự lại thụt lùi về 17 được gắn trên địa chỉ Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị.

Du khách Nguyễn Nhật Quang (TP. Hồ Chí Minh) trong đợt đến  Huế tham dự festival khi ghé thăm các trung tâm, bảo tàng trên đường Lê Lợi tỏ ra lúng túng khi tìm đến Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị. Anh Quang kể rằng, đã tìm kiếm trên mạng hiện ra ở địa chỉ số 17 nhưng tìm hoài không ra địa chỉ.

“Tôi nghĩ, địa chỉ chính xác điểm đến văn hóa có vai trò quan trọng không chỉ là chỉ dẫn địa lý mà còn liên quan đến các việc giao dịch, hay khi có một sự kiện người dân, lẫn du khách dễ tìm đến”, anh Quang nói.

Cần điều chỉnh hợp lý

Bà Đinh Thị Hoài Trai, Giám đốc Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng và Điềm Phùng Thị, đơn vị trực tiếp quản lý hai trung tâm ở hai địa chỉ 15 và 17 Lê Lợi cho biết cũng không hiểu lý do vì sao có sự lộn xộn trong đặt biển ghi địa chỉ bởi khi tiếp nhận hai không gian nói trên đã có số nhà mặc định như thế. Đợt khánh thành Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị vào cuối tháng 4 vừa rồi, có nhiều khách mời lúng túng, mất thời gian mới tìm đúng địa chỉ số 17 Lê Lợi. “Trên bản đồ Google Maps,  chúng tôi có định vị cho nên nhiều du khách dễ dàng tìm ra. Thế nhưng, có nhiều du khách cũng như ngay chính người dân Huế vẫn cho rằng khó tìm. Theo tôi, để cho có hệ thống, về lâu dài cần phải có sự điều chỉnh hợp lý hơn”, bà Trai nhấn mạnh.

Trao đổi với chúng tôi, đại diện lãnh đạo UBND TP. Huế cho biết, đã đánh số nhà trên đường Lê Lợi ổn định từ lâu. Tuy nhiên, khi chúng tôi nêu dẫn chứng cụ thể đại diện lãnh đạo TP. Huế đề nghị làm việc với UBND phường Vĩnh Ninh bởi việc đánh số dựa trên cơ sở đề xuất của phường.

Bà Trần Thị Kim Cúc, Chủ tịch UBND phường Vĩnh Ninh cho rằng, việc đánh số trên địa bàn phường nói chung và đường Lê Lợi nói riêng được thực hiện theo quy định, nguyên tắc từ lâu. Thế nhưng, qua khảo sát không chỉ các địa chỉ văn hóa được nêu trên mà một số cơ quan hành chính, tổ chức vẫn đánh số một cách lộn xộn, không theo trình tự nhất định. Theo bà Cúc, lý do dẫn đến sự rối rắm này là quá trình chuyển giao vai trò lãnh đạo của các đơn vị, họ không quan tâm đến vấn đề số nhà có thay đổi hay không. Ngoài ra, không tìm đến phường để xác định số nhà đó của mình đang quản lý, sử dụng hay không mà vẫn gắn biển số. Do vậy, số mới phường đã đánh vẫn không được thay đổi.

“Có cơ quan đánh số mới, nhưng có cơ quan vẫn để số cũ dẫn đến không đồng bộ. Đang ở số nhà 25 mà tiếp đến là số 17, chứng tỏ số 17 là số cũ”. Bà Cúc lý giải thêm. Có một số trường hợp dù phường đã đánh số 3 nhưng họ vẫn treo số khác. Bà Cúc cũng đề nghị UBND TP. Huế cần yêu cầu, chỉ đạo các cơ quan không riêng đường Lê Lợi mà ở một số tuyến đường khác quan tâm đến việc đánh số, nếu không sẽ rất lộn xộn, không đồng bộ.

Bài, ảnh: PHAN THÀNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đến bảo tàng để thêm yêu văn hóa truyền thống

Bảo tàng Mỹ thuật Huế không chỉ là không gian trưng bày các triển lãm thu hút công chúng tham quan, mà những năm qua, nơi này đã trở thành điểm đến như một trường học trải nghiệm cho các em học sinh. Không chỉ hiểu thêm về nghệ thuật như hội họa, sắp đặt…, các em còn được nhập vai để cho ra tác phẩm theo cách của riêng mình.

Đến bảo tàng để thêm yêu văn hóa truyền thống
Di chuyển hàng ngàn hiện vật về nơi mới

Hàng chục ngàn hiện vật với rất nhiều chất liệu, kích thước thuộc Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế đang được đóng gói một cách cẩn thận chuẩn bị cho việc dời về địa chỉ mới ở số 268 Điện Biên Phủ, TP. Huế.

Di chuyển hàng ngàn hiện vật về nơi mới
Giới thiệu hơn 100 hình ảnh, tư liệu, hiện vật tiêu biểu về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

“Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Nhà lãnh đạo chiến lược, người chỉ đạo thực tiễn xuất sắc của cách mạng Việt Nam” là nội dung trưng bày chuyên đề do Bảo tàng Lịch sử phối hợp với Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và Phòng giáo dục - Đào tạo huyện Quảng Điền tổ chức tại Trường THCS Ngô Thế Lân sáng 14/3.

Giới thiệu hơn 100 hình ảnh, tư liệu, hiện vật tiêu biểu về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh
Du xuân ở bảo tàng

Ngoài các điểm du xuân vui nhộn, trang trí đẹp mắt, những năm gần đây một trong những điểm đến vào dịp Tết Nguyên đán được nhiều người tìm tới đó chính là bảo tàng. Bảo tàng vì thế cũng mở cửa xuyên Tết để phục vụ nhu cầu thưởng lãm nghệ thuật của công chúng.

Du xuân ở bảo tàng
Gửi gắm hiện vật quý cho bảo tàng

Rất nhiều hiện vật trong số hàng chục hiện vật vừa được Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế tiếp nhận từ người tặng được các chuyên đánh giá vô cùng quý hiếm. Những hiện vật ấy là di sản văn hóa gắn liền với vùng đất, con người, đời sống văn hóa, thời kỳ kháng chiến chống quân xâm lược và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của quân và dân Thừa Thiên Huế.

Gửi gắm hiện vật quý cho bảo tàng

TIN MỚI

Return to top