ClockThứ Hai, 01/06/2015 10:15

Rộng cửa

TTH - Sau nhiều nỗ lực, chờ đợi, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu đã được ký kết vào tối 29/5. Có thể khẳng định, đây là niềm vui lớn, tạo cơ hội cho người dân và doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận được những thị trường đầy tiềm năng.

Những năm qua, Việt Nam đã liên tục tham gia các cuộc đàm phán thương mại tự do và cũng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Một số hiệp định đã có hiệu lực thi hành như với khối ASEAN, các đối tác tại khu vực Đông Nam Á và một số thị trường lớn khác trong và ngoài khu vực. Qua đó, đã nâng giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam lên đáng kể. Riêng trong năm qua, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 150 tỷ USD, tăng 13,7% so với năm 2013. Con số đó tiếp tục ổn định tăng trưởng trong 5 tháng đầu năm nay, với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt hơn 63 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ 2014.

Các mặt hàng xuất khẩu tập trung chủ yếu là: thủy sản, rau quả, cà phê, gạo, hàng dệt may, giày dép... Đây cũng là những thế mạnh trong sản xuất kinh doanh của Việt Nam, với tiềm năng là một nước có truyền thống nông ngư nghiệp, đang được phát triển theo hướng hiện đại. Bên cạnh đó, với nguồn lao động dồi dào; nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế được hình thành và cơ chế chính sách thông thoáng để thu hút đầu tư, hình thành những công ty, xí nghiệp, nhà máy sản xuất đã thu hút một lượng lớn lao động vào làm công nhân. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, đường hàng không, cảng biển những năm qua đã có bước phát triển vượt bật, là điều kiện tốt để giao thương, xuất khẩu hàng hóa.

Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu thi hành tiếp tục là một cơ hội lớn, để Việt Nam phát huy hết tiềm năng thế mạnh của mình để vươn ra thị trường thế giới, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Bên cạnh những thuận lợi thì việc thi hành hiệp định thương mại tự do vẫn có nhiều thách thức. Đầu tiên phải nói đến chất lượng hàng hóa, phải đảm bảo an toàn, ổn định lâu dài, đặc biệt là những mặt hàng liên quan đến sức khỏe con người. Khoảng cách về địa lý cũng là vấn đề đáng quan tâm; bởi hầu hết các thị trường này đều cách xa Việt Nam nửa vòng trái đất, nên việc bảo quản hàng hóa khi vận chuyển, tránh bị xuống cấp, hư hỏng, cũng như chọn phương thức vận chuyển tối ưu để giảm chi phí là điều cần được tính toán...

Mặt khác, việc thi hành hiệp định thương mại tự do cũng đồng nghĩa với việc hàng hóa các nước cũng sẽ tràn vào Việt Nam, để cạnh tranh với hàng sản xuất trong nước. Cho nên, việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư công nghệ để giảm chi phí đầu tư là vấn đề sống còn, đòi hỏi một nỗ lực lớn từ nhà sản xuất; sự góp sức, chung tay của các nhà khoa học; đặc biệt là người nông dân, vốn chưa quen với điều kiện phát triển mới!

Đặng Thành
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nền tảng làm việc số tỉnh Thừa Thiên Huế được vinh danh Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2024

Ngày 13/4, tại Lễ Vinh danh và trao Giải thưởng Sao Khuê 2024 do Hiệp hội phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam - VINASA tổ chức ở Hà Nội, “Nền tảng làm việc số tỉnh Thừa Thiên Huế” vinh dự được bình chọn là sản phẩm xuất sắc của ngành phần mềm, CNTT Việt Nam và được công nhận đạt Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2024 lĩnh vực quản trị, điều hành.

Nền tảng làm việc số tỉnh Thừa Thiên Huế được vinh danh Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2024

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top