ClockThứ Tư, 10/10/2018 14:01

“Rùa bò” & “phản lực”, đâu là giải pháp?

TTH - Mười lần như chục, hễ có dịp đi trên tuyến Quốc lộ IA đoạn gần các bến xe liên tỉnh, bao giờ tôi cũng bắt gặp những chiếc xe khách chạy với tốc độ "rùa bò". Thoạt đầu thấy lạ, sau này hiểu ra là nhà xe đang cố bắt thêm khách trước khi bắt đầu hành trình. Cảnh này không chỉ có mình tôi, mà chắc hẳn nhiều người đều thấy, đều hiểu.

Ngủ gật - nguy hiểm rình rập trên những chuyến xe

"Đi đến nơi về đến chốn" luôn là mong cầu của hành khách trên mỗi chuyến xe (Trong ảnh: Một chuyến xe giường nằm tuyến Bắc-Nam)

Chạy tốc độ "rùa bò" không có gì để nói. Vấn đề là nó...không đồng bộ. Sau khúc dạo đầu "rùa bò" hơi dài, xe chuyển sang tăng tốc, phóng với tốc độ... "phản lực". Tôi có lần đi từ Đà Nẵng ra Huế, cố ý ra sớm do chiều có công chuyện, vậy mà xe cứ chạy rù rù, rất sốt ruột. Nhưng tôi đã "lo hão", bắt đầu từ ngã ba dẫn vào hầm Hải Vân là xe chuyển sang một trạng thái khác. Tăng tốc và a lê: phóng! Đến mức trên xe có nhiều người hãi quá, nhắc khéo bác tài rằng đây là xe chất lượng cao, chạy đàng hoàng. Đáp lại, bác tài điềm nhiên: Ai bảo chất lượng cao? là tốc độ cao (?!!). Nói xui xẻo, như hôm ấy, nếu gặp ổ gà hay chú cẩu nào đó chạy băng đường, chiếc xe sẽ thọ nạn là cái chắc!

Tại sao những chuyến xe liên tỉnh lại có 2 trạng thái ở 2 thái cực ngược nhau như vậy? Người thạo xe cộ cho hay, ra khỏi bến họ chạy rùa bò là để đầy chuyến hoặc tận thu. Nhưng hành trình từ bến này đến bến kia là có quy định thời gian, anh rùa đoạn này thì đoạn kia bắt buộc phải phóng để vào bến cho kịp giờ, nếu không thì lôi thôi, bèo nhất cũng bị cắt chuyến. Vậy là, vì lợi ích của mình, các nhà xe lại coi tính mạng của hành khách và của những người tham gia giao thông khác như rơm rác!

Cơ quan quản lý giao thông sẽ không thể nào giám sát suốt ngày, cảnh sát giao thông, dù có nghiêm, cũng chỉ kiểm tra được tại một điểm nhất định nào đó chứ không thể... theo xe suốt tuyến. Nên nếu nhà xe nào không có tâm, chỉ đặt mỗi chữ "lợi" lên trên hết thì cuối cùng hành khách có ngày lãnh đủ. Thực tế cho thấy, đã có rất nhiều vụ tai nạn giao thông thảm khốc mà nguyên nhân là từ phóng nhanh vượt ẩu mà ra. Vậy đâu là giải pháp? Kêu gọi chữ "tâm", kêu gọi sự tự giác của người kinh doanh dịch vụ trong trường hợp này có lẽ là "cải lương" và ảo tưởng. Từ năm 2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định 86/2014/NĐ-CP, theo lộ trình, đến năm 2018 này tất cả các xe kinh doanh vận tải hành khách và vận tải hàng hóa đều bắt buộc phải gắn hộp đen giám sát hành trình. Theo chúng tôi, triển khai thực hiện thật nghiêm Nghị định 86 của Chính phủ chính là giải pháp tốt nhất cho vấn đề.

Bài, ảnh: Huy Khánh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

Ngày 14/4, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Quỹ Giáo dục Huế hiếu học (Quỹ) tổ chức trao học bổng học kỳ 2 năm học 2023 – 2024 cho các sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó
“Lá phổi xanh” giữa đô thị Huế

Nhà máy xử lý nước thải tại TP. Huế được ví như là “lá phổi xanh” giữa lòng Cố đô, bởi không chỉ đang giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt của người dân mà còn là “điểm xanh”, bởi phủ đầy cây xanh, không khí trong lành.

“Lá phổi xanh” giữa đô thị Huế
Return to top