Kinh tế Kinh tế
Rừng A Lưới tiếp tục bị phá
TTH.VN - Có mặt tại nhiều lô thuộc khoảnh 1, tiểu khu 314 nằm trên địa bàn xã Hương Phong (A Lưới), chúng tôi chứng kiến nhiều cây rừng bị đốn hạ. Một số dấu vết gỗ cây bị chặt cách đây chừng vài tháng, một số cây còn khá mới.
Vết chặt còn mới
Các cây bị đốn hạ đều thuộc loại rừng tự nhiên, đường kính từ 20-30cm đã được các đối tượng đưa ra khỏi rừng. Có một số khúc cây vẫn còn bỏ lại, có thể do gặp lực lượng tuần tra nên chưa kịp đưa ra khỏi rừng…
Chúng tôi nhận thấy phần lớn các cây đổ ngã đều được đốn hạ bằng tay, công cụ thô sơ, ít xuất hiện dấu vết cưa máy, cho thấy các đối tượng mất khá nhiều thời gian để chặt phá nhiều cây rừng. Khu rừng bị “lâm tặc” xâm hại còn nằm tiếp giáp với các cánh rừng keo tràm của người dân địa phương. Điều này đặt ra nghi vấn, chủ rừng quá chủ quan, thiếu sự quan tâm, chưa thường xuyên tuần tra, kiểm tra để ngăn chặn kịp thời tình trạng vi phạm tại khu rừng này.
Ông Mai Văn Linh, Chủ tịch UBND xã Hương Phong khẳng định, khu rừng bị chặt phá do UBND xã Hương Phong và một số nhóm hộ quản lý. Tại lô số 13 thuộc tiểu khu 314 có gần 600 mét vuông bị chặt phá hoàn toàn, thuộc nhóm hộ Trần Văn Dũng quản lý. Tại lô số 19, tiểu khu 314 có khoảng 450 mét vuông thuộc nhóm hộ Trần Văn Quảng quản lý. Các lô 7, 11 cũng thuộc tiểu khu trên có đến hơn 2.700 mét vuông do UBND xã Hương Phong quản lý, bị các đối tượng chặt phá hoàn toàn.
Ông Linh nhận định, hầu hết các cây rừng tại tiểu khu 314 bị các đối tượng chặt phá chủ yếu thân gỗ nhỏ, đường kính chỉ 20-30cm. Thêm vào đó, diện tích phá rừng cũng không lớn, điều này có thể xác định ban đầu mục đích phá rừng của các đối tượng chủ yếu làm nương rẫy. Một số đối tượng chặt cây lấy gỗ để phục vụ làm nhà ở. Tuy nhiên, do không có bằng chứng cụ thể nên đến nay vẫn chưa xác định các đối tượng vi phạm.
Gỗ chưa kịp đưa ra khỏi rừng
Từ khi xảy ra các vụ phá rừng, chính quyền địa phương phối hợp với các nhóm hộ quản lý, tăng cường kiểm tra, giám sát, phục kích để truy bắt các đối tượng vi phạm. Quá trình phục kích đến thời điểm này tuy chưa phát hiện các đối tượng vi phạm, nhưng đã ngăn chặn được tình trạng chặt phá rừng trái phép trên địa bàn.
Ông Linh thừa nhận, đến nay vẫn chưa tìm ra “thủ phạm” phá rừng là khá chậm so với yêu cầu. Tuy nhiên, các lực lượng vẫn không bỏ cuộc, tiếp tục triển khai các biện pháp mật phục, kiên quyết điều tra, làm rõ vụ việc để xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm.
Ông Lê Nhân Đức, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm A Lưới thông tin, thời gian gần đây, lực lượng kiểm lâm phối hợp với các ban ngành, chính quyền địa phương tăng cường tuần tra, giám sát, xử lý nghiêm các vụ vi phạm. Từ đó đã ngăn chặn các vụ phá rừng quy mô lớn trên địa bàn.
Tính từ đầu năm 2019 đến cuối tháng 3/2020, lực lượng kiểm lâm huyện A Lưới đã ngăn chặn, xử lý khoảng 12 vụ vi phạm chặt phá, lấn chiếm rừng trái phép quy mô nhỏ với diện tích gần 1,9ha. Các vụ phá rừng đã được xử lý, trong đó có 1 vụ truy tố hình sự vì tội hủy hoại rừng…
Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn huyện A Lưới còn một số vụ phá rừng quy mô nhỏ thỉnh thoảng xảy ra, vẫn chưa thể ngăn chặn triệt để. Hầu hết các vụ vi phạm chặt phá rừng chủ yếu lấn chiếm đất làm nương rẫy; một số đối tượng tại địa phương lấy gỗ phục vụ nhu cầu làm nhà ở.
Sở dĩ chưa thể chấm dứt triệt để các vụ phá rừng, một phần các chủ rừng chưa thật sự làm hết trách nhiệm, buông lỏng trong quản lý, bảo vệ. Một phần đến từ yếu tố khách quan, do núi rừng hiểm trở, lực lượng quản lý, bảo vệ rừng mỏng; trong khi các đối tượng vi phạm khá tinh vi, thường theo dõi các lực lượng sơ hở, hoặc tranh thủ hoạt động vào đêm khuya nên rất khó phát hiện, xử lý.
Các lực lượng tổ chức các đợt tuần tra, phục kích vào ban đêm đã phát hiện các đối tượng vi phạm; nhưng khi tiếp cận hiện trường, các đối tượng chống trả quyết liệt bằng đá, dao rựa, nhanh chóng tẩu thoát.
Bài, ảnh: Hoàng Triều
- Giải bài toán thiếu hụt nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp (13/08)
- Tăng tiện ích, giảm chi phí hỗ trợ người dân (13/08)
- Cảng cá Thuận An sau gần 3 năm thi công (12/08)
- Gỡ khó cho các dự án giao thông trong "bão giá" vật liệu (12/08)
- Rộng cửa đón các nhà đầu tư Nhật Bản (12/08)
- Kiểm tra thực hiện chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân và Bộ đội Biên phòng (12/08)
- Hợp tác đào tạo nguồn nhân lực IT (12/08)
- Không để A Lưới khó khăn và nghèo kéo dài (12/08)
-
Rộng cửa đón các nhà đầu tư Nhật Bản
- Giữ gìn cảnh quan sông đầm
- Phân loại rác tại nguồn: Đừng để “đá ném ao bèo” - Bài 1: Niềm mong chưa cũ
- Đợi hàng hóa “quay đầu” theo giá xăng, dầu
- Lưu ý doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm công nghiệp sang Anh
- Hành khách bất ngờ nhận quà Trung thu sớm từ Vietnam Airlines
- Đua tăng lãi suất huy động
- Hội nghị triển khai Chương trình xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
- Thi công kém chất lượng, nhiều đơn vị bị xử phạt
- Không chỉ có sao la
-
Kịp thời & quyết liệt với dự án đầu tư công
- Thành lập Hội Doanh nhân nữ Thừa Thiên Huế
- Phân loại rác tại nguồn: Đừng để “đá ném ao bèo” - Bài 1: Niềm mong chưa cũ
- Đê Tây Ô Lâu xuống cấp do xe quá tải
- Nỗ lực hoàn thành vào cuối tháng 8/2022
- Diễn tập phương án chữa cháy, cứu nạn cứu hộ và ứng phó sự cố nhiễm độc dầu
- Công trình “gặp khó” khi đấu nối với Quốc lộ 49A
- Hành khách bất ngờ nhận quà Trung thu sớm từ Vietnam Airlines
- Giảm thuế nhập khẩu ưu đãi mặt hàng xăng động cơ, không pha chì từ 20% xuống 10%
- Khắc phục mọi khó khăn, đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt đô thị Nhổn-Ga Hà Nội