ClockThứ Sáu, 20/03/2020 06:30

Rừng ngập mặn ứng phó thiên tai

TTH - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, ông Phan Ngọc Thọ yêu cầu ngành kiểm lâm sớm triển khai dự án trồng rừng ngập mặn (RNM) 300 ha trên đầm phá Tam Giang trải dài từ Rú Chá đến khu vực cầu Tam Giang (TX. Hương Trà).

Lợi ích “kép” từ rừng dừa ngập mặnThu hàng chục tỷ đồng từ rừng ngập mặnTrồng rừng chống biến đổi khí hậu

Vành đai rừng ngập mặn bảo vệ hệ thống đê ven phá ở Quảng Điền

Trồng thành công 126 ha

Từ năm 2016 đến nay, ngành kiểm lâm đã trồng thành công 126 ha RNM tại các địa phương ven đầm phá Tam Giang-Cầu Hai.

Những ngày đầu triển khai dự án, cán bộ kiểm lâm phải thường xuyên bám địa bàn để phân tích cho lãnh đạo, người dân địa phương hiểu rõ vai trò của RNM; đồng thời vận động, thuyết phục người dân tham gia triển khai các hạng mục, trồng rừng.

Ông Nguyễn Đức Huy, Trưởng phòng Sử dụng và Phát triển rừng thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh chia sẻ: Quá trình triển khai các hạng mục trồng rừng gặp muôn vàn khó khăn; điều kiện thi công quá phức tạp, nhiều “tình huống” về địa chất, bão, lũ bất ngờ không lường trước đã làm hư hỏng, phá hủy nhiều phương tiện máy móc, gây thiệt hại lớn cho nhà thầu thi công.

Quá trình thi công tạo bãi bồi trồng rừng gặp phải nhiều “túi bùn không đáy”  khiến các máy xúc của nhà thầu bị lún chìm trong bùn lầy, phá hủy hoàn toàn động cơ của xe. Để cứu xe bị chìm và tiếp tục thi công những vị trí có “túi bùn không đáy” tương tự, nhà thầu phải mua gom hàng trăm cây dừa lớn để lót nền cho xe qua lại. Việc này đã phát sinh nhiều chi phí và ảnh hướng lớn tiến độ thực hiện công trình.

Thời tiết các năm 2016, 2017 bất lợi và diễn biến phức tạp, xảy ra nhiều cơn lũ lớn kéo dài, ảnh hưởng đến việc tổ chức thi công trồng rừng, hư hỏng nhiều thiết bị máy móc và gây hư hại đáng kể cho rừng mới trồng.

Năm 2016, trong 3 đợt lũ từ tháng 8 đến tháng 10, toàn bộ 50 ha RNM mới trồng ở huyện Quảng Điền bị bèo tây che phủ dày đặc, có nơi lượng bèo dày hơn 1m. Không thể vớt bèo bằng thủ công, đơn vị thi công phải sử dụng máy xúc để vớt bèo, phát sinh thêm nhiều chi phí. Khi đang thi công trồng rừng ở xã Lộc Điền (Phú Lộc) thì lũ lớn bất ngờ tràn về, nhà thầu không kịp kéo xe máy lên chỗ cao để tránh lũ nên toàn bộ các xe, máy xúc đều bị chìm dài ngày trong nước lũ, gây thiệt hại lớn.

Cách đây hai năm phát sinh dịch sâu ăn lá rừng bần chua mới trồng. Do rừng trồng trong đầm phá nên để bảo vệ môi trường nước, nhà thầu không thể phun thuốc hóa học diệt sâu mà phải huy động lực lượng kiểm lâm, người dân tổ chức bắt, giết sâu bằng tay đã phát sinh thêm nhiều chi phí.

Khu vực trồng RNM gắn liền với ngư trường khai thác, đánh bắt thủy sản của ngư dân nên việc quản lý, bảo vệ rừng mới trồng là rất khó khăn và mất nhiều công sức. Một số người dân địa phương thường xuyên lấy trộm lưới bao bảo vệ rừng, cọc tre làm cừ, làm ảnh hưởng chất lượng công trình.

Người dân không còn "nghi ngờ"

Ông Hồ Xuân Viên ở thị trấn Sịa cũng như các hộ dân sinh sống ven đầm phá Tam Giang chủ yếu dựa vào đánh bắt và nuôi trồng thủy sản (NTTS). Biến đổi khí hậu, mưa lũ bất thường khiến nghề NTTS của ông Viên và người dân lâm vào cảnh lao đao. Cứ sau những trận lũ gây hư hỏng hệ thống đê bao ao hồ NTTS thiệt hại hàng chục triệu đồng, ông Viên không có khả năng đầu tư khắc phục. Ông Viên phải tất tả đến người thân, ngân hàng vay mượn kinh phí khôi phục ao hồ, sản xuất để mưu sinh.

Mấy năm nay, nhờ RNM che chắn nước lũ tràn vào các khu NTTS, giảm độ chảy xiết nên không còn gây hư hỏng nghiêm trọng hệ thống ao hồ nuôi tôm. Cũng nhờ RNM ngăn cản sóng, gió mà hệ thống đường giao thông, đê bao, kênh mương thủy lợi tại các địa phương ven phá hạn chế hư hỏng. Một thời các tuyến đường, đê bao thủy lợi ở các địa phương hư hỏng nghiêm trọng sau các trận bão, lũ, thiệt hại hàng chục, hàng trăm tỷ đồng; nay các công trình không còn hư hỏng nặng, mức độ thiệt hại giảm đáng kể.

Trên vùng đầm phá Quảng Điền “hiện diện” cả ngàn chiếc thuyền, đò đánh bắt thủy sản của người dân, thường gặp khó khăn trong quá trình neo đậu tránh trú bão, lũ. Hệ thống âu thuyền neo đậu, tránh trú cho tàu thuyền lâu nay quá yếu, thiếu trầm trọng do nguồn vốn đầu tư lớn, ngoài khả năng của các địa phương. Từ khi RNM được trồng, thiết kế hệ thống thủy đạo, tạo điều kiện cho các thuyền, đò trú tránh kịp thời, an toàn trong mùa bão, lũ.

“Khi nghe dự báo sắp có bão, lũ, các chủ thuyền, đò không mất nhiều thời gian di chuyển vào neo đậu trong các khu RNM. Trong khi nhiều năm trước, người dân phải mất nhiều thời gian, công sức, chi phí xăng dầu để di chuyển tàu thuyền vào neo đậu tại các âu thuyền. Trong khi đó, các âu thuyền quy mô nhỏ, lại xuống cấp, quá tải gây nhiều khó khăn cho các tàu thuyền trong quá trình neo đậu, trú tránh bão, lũ”, ngư dân Trần Văn Thành ở xã Quảng Lợi thông tin.

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền, ông Nguyễn Ngọc Tiến khẳng định, không còn “nghi ngờ” gì nữa khi RNM đã thật sự phát huy tác dụng trong ứng phó thiên tai. Nếu như trước đây, toàn huyện có khoảng 700 ha NTTS (thiệt hại khoảng 30 triệu đồng/ha do hư hỏng đê bao), ước thiệt hại 15-20 tỷ đồng/năm. Từ mấy năm nay, con số thiệt hại giảm đáng kể còn khoảng vài tỷ đồng nhờ RNM chắn sóng, ngăn lũ bảo vệ mùa màng. Các công trình đê bao, kênh mương thủy lợi, giao thông ven phá cũng hạn chế thiệt hại đáng kể nhờ RNM…

Mới đây trong chuyến kiểm tra RNM tại huyện Quảng Điền, Chủ tịch UBND tỉnhPhan Ngọc Thọ đánh giá cao vai trò của RNM trong ứng phó thiên tai, bão, lũ; đồng thời chỉ đạo tiếp tục mở rộng diện tích RNM tại huyện Quảng Điền thêm 40 ha trong năm nay...

Dự kiến thời gian đến, ngoài 300 ha RNM từ Rú Chá đến khu vực cầu Tam Giang, tỉnh tiếp tục đầu tư trồng RNM tại huyện Phong Điền khoảng 40 ha, Quảng Điền 50 ha, Phú Vang 35 ha, Phú Lộc 25 ha...

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng phó hạn, mặn

Diễn biến thời tiết phức tạp, nắng nóng dự báo gay gắt kéo dài khiến nguy cơ thiếu nước sản xuất nông nghiệp và xâm nhập mặn.

Ứng phó hạn, mặn
Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm

Các biện pháp phòng, chống được triển khai đồng bộ, có hiệu quả nên đến thời điểm này, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC) chưa xảy ra. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm, tái bùng phát dịch bệnh GSGC.

Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm
Chủ động ứng phó nguy cơ cháy rừng

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, ông Lê Ngọc Tuấn trao đổi, mùa nắng nóng được dự báo bắt đầu từ những ngày cuối tháng 3 này. Cơ quan khí tượng thủy văn cảnh báo nắng nóng diễn ra gay gắt, diễn biến phức tạp khiến rủi ro, nguy cơ cháy rừng cấp độ cao. Hầu hết các cánh rừng trên địa bàn tỉnh, nhất là rừng thông cảnh quan, đặc dụng, rừng phòng hộ, keo tràm, kể cả dương liễu vùng cát đều có nguy cơ cháy.

Chủ động ứng phó nguy cơ cháy rừng
Khảo sát khu vực diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu

Ngày 7/3, Đoàn công tác của tỉnh do Thượng tá Phan Thắng, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát, xác định các khu vực diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu cấp khu vực tại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024.

Khảo sát khu vực diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu
Return to top