ClockThứ Năm, 12/11/2020 13:45

Rừng nghèo

TTH - Chúng ta nghe triệu ha rừng này, triệu ha rừng khác; độ che phủ của rừng đạt thế này thế kia có phần an tâm như thế là ổn. Bởi rừng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với cuộc sống. Rừng cung cấp không khí, điều hòa nhiệt độ; giữ đất giữ nước; tạo ra một phần sinh kế (nếu biết nuôi dưỡng và khai thác đúng mức); thậm chí, rừng còn làm đẹp cho con mắt nhìn (chức năng tham quan, giải trí chẳng hạn)…

Rừng trồng gỗ lớn ứng phó biến đổi khí hậuTrách nhiệm trước rừngPhá rừng cũng dữ, trồng rừng cũng ghê

Trồng rừng ở A Lưới. Ảnh: Khoa Huy

Nhìn vào phương thức hình thành các loại rừng sẽ thấy, rừng tự nhiên có ý nghĩa to lớn nhất đối với việc tạo nên hệ sinh thái cho cuộc sống, nhất là chức năng cân bằng sinh thái. Loại rừng này theo quy định thường là phải được bảo vệ nghiêm ngặt. Rừng phòng hộ, do đặc điểm trạng thái và cách thức hình thành có một phần rừng tự nhiên (chủ yếu) và rừng trồng. Và rừng sản xuất chủ yếu là rừng trồng. Chính vì tỷ lệ khác nhau này cho nên chức năng cần bằng hệ sinh thái, tham gia bảo vệ môi trường của từng loại rừng có mức độ rất khác nhau.

Đã là rừng sản xuất, dù có dưới dạng gì đi nữa thì tuổi đời cũng không dài được. Đã sản xuất thì chức năng kinh tế được ưu tiên hàng đầu nên đến một lúc nào đó sẽ được (bị) khai thác. Chính vì vậy mà sự tồn tại của rừng tự nhiên, hay phòng hộ, hay rừng trồng là sự bổ sung cho nhau để hài hòa hai mục tiêu (cần bằng hệ sinh thái và chức năng kinh tế để đảm bảo sinh kế cho người dân).

Nhưng bây giờ, rừng tự nhiên cũng bị “nghèo”. Điều này có nghĩa chức năng quan trọng nhất của rừng tự nhiên là cân bằng hệ sinh thái cũng bị suy giảm. Số lượng mà Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết thì trong hơn 10 triệu ha rừng tự nhiên chỉ có 15% được liệt vào loại rừng giàu trữ lượng, 50% rừng trung bình, 35% rừng nghèo.

Để làm cho rừng tự nhiên giàu lên không phải là dễ. Bởi những tác nhân làm cho rừng nghèo đi vẫn chưa được kiểm soát và có vẻ như nó được bổ sung thêm. Xin được kể một câu chuyện mà tôi đã từng được biết và trải nghiệm. Quê tôi có tên gọi là Cát Sơn (chỉ nghe tên gọi đã biết một vùng núi, nó giống như ở Thừa Thiên Huế có các xã: Phong Sơn của huyện Phong Điền, Phú Sơn của thị xã Hương Thủy vậy). Đây là một vùng tranh chấp khốc liệt trong chiến tranh nên buộc người dân phải sơ tán. Sau ngày đất nước thống nhất về lại quê hương, cái nơi mà gia đình tôi dựng nhà là sát gần rừng. Chỉ đi vài cây số đã gặp rừng tự nhiên bạt ngàn kéo từ chân đồi lên đỉnh núi. Làm nhà cũng lên đó lấy gỗ. Giờ sau mấy mươi năm về lại, trong tầm mắt chỉ thấy toàn rừng trồng. Theo một cách nói của người dân quê tôi: “Có ai đời bây giờ gỗ trắc mà mua bằng ký”. Hết làm được những vật dụng to thì họ đi tiện chân lồng chim, ly uống nước…

Ở Thừa Thiên Huế, cách đây gần 30 năm, khi mới đi làm, tôi có chuyến công tác lên xã Bình Điền (Hương Trà) vẫn còn nghe những câu chuyện khi hình thành vùng kinh tế mới, đây vẫn là nơi rừng thiêng nước độc, sốt rét kinh hồn…Giờ lên Bình Điền đã là một thị tứ. Nơi nào có đất người ta đã trồng rừng tràm, cao su… hết rồi.

Rừng tự nhiên đã nghèo đi thì nó giữ cho chính bản thân nó không nghèo thêm cũng khó. Trên truyền hình mấy ngày qua chúng ta từng chứng kiến những thước phim trên lòng hồ thủy điện Đăk Mi 4 (Quảng Nam) gỗ trôi về chật mặt nước. Chưa biết nguyên nhân vì đâu, nhưng không loại trừ nguyên nhân rừng đã thưa cây, khả năng chống chọi với nước lũ, sạt lở của chính bản thân rừng đã giảm!?

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khi đề cập đến chuyện rừng tự nhiên nghèo, ông đã nói: “Điều này chúng ta phải có trách nhiệm…”. Không biết trách nhiệm cụ thể là như thế nào!?

Nguyên Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thị trường carbon: Chìa khóa chuyển đổi xanh

Thị trường carbon được coi là một trong những công cụ quan trọng trong việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với chi phí của doanh nghiệp và xã hội thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050” của Việt Nam.

Thị trường carbon Chìa khóa chuyển đổi xanh
Trồng rừng theo hướng đa mục tiêu

Tại lễ Tết trồng cây năm 2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh nhấn mạnh, hoạt động trồng cây, gây rừng là vô cùng cần thiết, nhất là trong bối cảnh Thừa Thiên Huế đang nỗ lực thực hiện mục tiêu xây dựng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025.

Trồng rừng theo hướng đa mục tiêu
CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG:
Động lực bảo vệ và phát triển rừng

Trong quá trình hoạt động, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh luôn nhận được sự quan tâm của cơ quan cấp trên, đã triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đạt được những kết quả tích cực, góp phần đáng kể vào kết quả bảo vệ và phát triển rừng chung của toàn tỉnh.

Động lực bảo vệ và phát triển rừng
Return to top