Thế giới

Sẵn ý thức, thiếu hành động khiến nhựa vẫn tràn lan ở Đông Nam Á

ClockThứ Hai, 26/04/2021 15:45
TTH.VN - Ô nhiễm nhựa đã không còn là vấn đề quá xa lạ ở Đông Nam Á. Phế phẩm nhựa trên đường phố, trên sông, trong rừng, bãi biển và hầu như xuất hiện ở khắp mọi nơi.

Bang thứ 2 của Australia cấm sử dụng đồ nhựa dùng một lầnLiên minh châu Âu (EU) cấm xuất khẩu rác thải nhựa sang các nước nghèoNhựa ở Đại Tây Dương nhiều hơn so với tưởng tượngThời COVID-19: Những điều cần biết về khẩu trang & cuộc chiến chống rác thải nhựaHơn 1,3 tỷ tấn chất thải nhựa sẽ đổ ra đại dương và đất liền vào năm 2040

Phải nắm bắt thời cơ giải quyết ô nhiễm nhựa ở Đông Nam Á nói riêng và toàn cầu nói chung. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Vietnam+

Tâm điểm của khủng hoảng nhựa toàn cầu

Theo phân tích từ năm 2018 của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) về sản xuất, nhu cầu sử dụng và ô nhiễm nhựa, ½ số lượng nhựa trên thế giới là được sản xuất ở châu Á, và khoảng 40% lượng nhựa là được tiêu thụ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Rõ ràng, khu vực này đang là tâm điểm khủng hoảng rác thải nhựa toàn cầu.

Vốn là một vấn đề lớn, nay lại có thêm ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, tình hình ô nhiễm nhựa lại càng nghiêm trọng hơn. Tuy đã được nghĩ đến, nhưng những lo ngại hiện tại về các hệ thống vệ sinh đang làm lu mờ những sáng kiến dài hạn về môi trường và rác thải nhựa vẫn tiếp tục gia tăng ở các quốc gia. Tình trạng phong tỏa đất nước và giãn cách xã hội cũng góp phần làm gia tăng lượng rác thải nhựa không thể tái chế, trong đó một khối lượng đáng kể được tạo ra từ việc giao hàng thương mại điện tử, khi khách hàng không thể ra khỏi nhà quá thường xuyên.

Mất kết nối giữa mong muốn và hành động

Không ai muốn đối mặt với ô nhiễm nhựa. Người tiêu dùng, cũng như các doanh nghiệp đều “ghét” rác thải nhựa bởi nó không kinh tế. Tuy nhiên, vẫn tồn tại sự mất kết nối giữa những gì mọi người muốn và những thứ mọi người đang làm.

Cụ thể, từ năm 2020, kết quả khảo sát Nhận thức về Chất thải nhựa thực hiện với 2.000 ngươi tiêu dùng và 400 doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống ở Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam do UNEP và Hiệp hội Công nghiệp Thực phẩm châu Á (FIA) thực hiện chỉ ra rằng, 91% người tiêu dùng bày tỏ lo ngại cực độ về vấn đề này.

Tuy nhiên, vẫn có ½ số người tiêu dùng được hỏi cho rằng họ vẫn sử dụng các sản phẩm nhựa không thể tái chế. Suy nghĩ được được hình thành do các chuẩn mực văn hóa về vệ sinh và sự thiếu hiểu biết về việc bao bì đựng sản phẩm tái sử dụng thường an toàn hơn.

Tương tự, 82% các công ty được khảo sát trong cùng một nghiên cứu cũng bày tỏ lo ngại về rác thải nhựa. Nhưng chưa đến ½ trong số này có triển khai hành động giải quyết vấn đề.

Trong một nỗ lực nhằm thu hẹp khoảng cách giữa ý định và hành động, các quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 2019 đã ký Tuyên bố Bangkok về chống rác thải nhựa đại dương, với mọi quốc gia đều đưa ra cam kết.

Cụ thể, Indonesia cam kết dùng 1 tỷ USD để hạn chế 70% rác thải đại dương vào năm 2025. Cùng lúc, Malaysia cũng có kế hoạch loại bỏ nhựa sử dụng một lần vào năm 2030. Thái Lan cam kết cấm sử dụng màng co nhựa bọc chai nước uống và cấm vi hạt nhựa vào năm 2019. Những yêu cầu này đã được các doanh nghiệp và nhà sản xuất lớn trong nước phản hồi tích cực. Thêm vào đó, xứ sở Chùa Vàng cũng có kế hoạch loại bỏ túi nhựa có độ dày dưới 36 micron, hộp xốp đựng thực phẩm và cốc nhựa sử dụng 1 lần vào năm 2022.

Đối với Việt Nam, mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam sẽ giảm 75% rác thải nhựa ở đại dương, thu gom 100% dụng cụ đánh bắt bị bỏ quên trên biển và loại bỏ tình trạng thải trực tiếp dụng cụ đánh bắt ra biển.

Những cam kết như vậy đánh dấu một bước tiến quan trọng. Tuy nhiên, những người được hỏi cũng đồng ý rằng tăng cường thu gom phế phẩm cũng cần phải là ưu tiên hàng đầu. Hành động này đã và đang rất ít được quan tâm cũng như thiếu hành động thúc đẩy ở nhiều nước trên khắp khu vực Đông Nam Á. Từ đó, quá trình tái chế cũng bị chậm lại.

Trong nhiều năm, khái niệm “Giảm sử dụng, Tái sử dụng và Tái chế” đã được kêu gọi thực hiện rộng rãi với mục tiêu tạo ra một nền kinh tế tuần hoàn. Nhưng tái chế đang bị bỏ qua một cách đáng lo ngại. Trong một số thị trường, hơn 80% hoạt động tái chế đã bị cản trở, nhất là trong thời kỳ đại dịch.

Hành động từ tất cả các cấp

Để giải quyết vấn nạn ngày càng gia tăng này, chính phủ các nước có thể tăng cường hỗ trợ tài chính cho các chương trình quản lý chất thải, cải thiện cơ sở hạ tầng và ban hành luật pháp thúc đẩy các phương pháp tốt nhất trong tái chế.

Ở khía cạnh người tiêu dùng, các nhà lãnh đạo có thể nâng cao giáo dục về các phương pháp tái chế. Trong đó có thể kể đến như sử dụng các sản phẩm có nhãn mác mô tả rõ ràng khả năng tái chế. Ngoài ra, thực hiện các chính sách khuyến khích người tiêu dùng phân loại rác thải gia đình và sử dụng sản phẩm có thể tái chế, bao gồm cả bao bì cũng có thể sẽ có ích.

Rõ ràng hơn là quản trị tốt cũng được xem như một phần của các giải pháp. Nhưng sự hợp tác giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng phải được tuân thủ để duy trì nỗ lực. Hơn nữa, trong một khu vực đa dạng như Đông Nam Á, sự hợp tác xuyên biên giới cũng rất quan trọng bởi nó có thể giúp giải quyết những bất hòa chính trị đang tồn tại và tạo điều kiện cho việc chia sẻ phương pháp, công nghệ và nguồn lực tốt nhất.

COVID-19 có thể cản trở nỗ lực của chúng ta trong giải quyết ô nhiễm nhựa. Tuy nhiên, để đối phó, chúng ta – các chính phủ, doanh nghiệp và ngay cả người tiêu dùng khi chung tay đều có thể đảm bảo rằng các nước sẽ quay trở lại tốt đẹp hơn, mạnh mẽ hơn. Đây là một vấn đề lâu dài không nên bỏ qua và chúng ta cần phải nắm bắt thời cơ giải quyết chúng, ông Edward Seah, Trưởng Ban Phát triển bền vững của FIA cho hay.

Đan Lê (Lược dịch từ Bangkok Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội

Đó là yêu cầu của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, ông Nguyễn Thanh Bình tại phiên họp Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh nhằm đánh giá kết quả hoạt động quý I/2024 và triển khai nhiệm vụ các tháng còn lại năm 2024, tổ chức chiều 17/4.

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội
Đông Nam Á trong cuộc chiến chống sốt xuất huyết

Gần đây, Đông Nam Á ghi nhận hàng chục nghìn ca sốt xuất huyết, với hàng trăm ca tử vong. Chính phủ Singapore, Malaysia và Indonesia đã triển khai nhiều biện pháp như thả muỗi mang vi khuẩn đặc biệt nhằm giảm số lượng muỗi mang virus gây bệnh, cùng với hàng loạt nỗ lực của cộng đồng nhằm giải quyết bệnh sốt xuất huyết. Nhưng với số ca nhiễm vẫn đang gia tăng, những biện pháp này hiệu quả đến mức nào?

Đông Nam Á trong cuộc chiến chống sốt xuất huyết
Return to top