ClockThứ Bảy, 26/03/2016 05:11

Sắc màu đô thị Huế

TTH - Hơn 40 năm sau ngày giải phóng, Huế thay đổi rất nhiều. Hạ tầng đô thị được đầu tư. Đường thông, hè thoáng. Đời sống của người dân khởi sắc.

Đường Đống Đa sau khi chỉnh trang, mở rộng

Không còn xã

Đô thị Huế khá đặc biệt, khi có 100% đơn vị hành chính là phường. Một số phường “sinh sau, đẻ muộn” như An Tây, Hương Long, Thủy Xuân, Thủy Biều… dù tốc độ đô thị hóa chưa cao, đời sống của người dân chưa bằng các phường trung tâm, nhưng cơ bản, các tiêu chí về điện, nước, trường, trạm… đều đáp ứng đầy đủ.

Trong số đó, An Tây có lẽ là phường khó khăn hơn cả, khi gần như 2/3 diện tích là đồi núi, rừng, đất nghĩa trang, nghĩa địa. Đời sống kinh tế của người dân chủ yếu là buôn bán nhỏ, chăn nuôi gia súc, gia cầm… Xét về đặc thù, chắc hẳn, An Tây sẽ khó tìm được một thế mạnh thực sự, khi mỗi thứ một ít, ngành nghề nào cũng có, nhưng ngành nghề đặc trưng, tạo ra dấu ấn riêng, chỉ có thể kể là nghề xây lăng mộ. Nhưng chuyện đó cũng xưa lắm rồi, giờ đất nghĩa trang, nghĩa địa ở An Tây gần như cạn kiệt, người sống với nghề xây lăng mộ đa phần chuyển sang xây nhà hoặc các công trình xây dựng khác.

Du khách đến Huế hài lòng hơn với các dịch vụ lưu trú, ẩm thực

Điều người dân An Tây hài lòng và phấn khởi nhất, từ sau khi lên phường, nhất là khi trụ sở mới ở đường Tự Đức-Thủy Dương đưa vào sử dụng, việc đi lại, liên hệ giải quyết các thủ tục hành chính, giấy tờ về đất đai,… khá thuận tiện. Đường sá cũng được đầu tư kết nối, liên thông giúp việc đi lại dễ dàng.

Gần đây, phong trào hiến đất làm đường, tự đầu tư kinh phí, công sức để làm đường… phát triển mạnh, nên An Tây có khá nhiều đường kiệt được bê tông hóa. Một số tuyến đường chưa có điện chiếu sáng, bà con tự kéo đường dây, mua bóng điện, giúp cho An Tây sáng đẹp lúc đêm về...

Hưởng lợi từ đô thị

Trong một lần trao đổi với chúng tôi, KTS Nguyễn Minh Dũng, nguyên Giám đốc Sở Xây dựng nói rằng, lợi ích từ việc đầu tư hạ tầng cho đô thị Huế không chỉ là đường rộng, cầu lớn, giao thông thông suốt, thúc đẩy kinh tế phát triển, mà qua đó nâng cao được ý thức của người dân trong vai trò chủ thể đô thị. Khi ở trên một cung đường to lớn, được đầu tư trang trí đèn điện, thảm cỏ, cây xanh sạch đẹp, chắc chắn người dân sẽ ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh chung. Mặt tiền của mỗi ngôi nhà cũng được chủ nhân đầu tư cải tạo, sửa chữa tương xứng. Đó là điều có thể thấy, cảm nhận sau khi một số tuyến đường trên địa bàn được mở rộng, chỉnh trang, như Đống Đa, Điện Biên Phủ.

Hưởng lợi khác từ các dự án đầu tư hạ tầng đô thị, nhất là ở những tuyến đường được mở rộng hay từ phường lên xã mà người dân khá vui mừng đó là giá đất tăng. Điều này cũng được bà Phạm Thị Phương Mai, Chủ tịch UBND phường An Tây thông tin, có nhiều hộ dân, nhờ hưởng lợi về giá đất xây được nhà cao tầng kiên cố. Các dịch vụ phục vụ cuộc sống, như điện, nước, thu gom rác, internet… cũng theo đó được chú trọng cung cấp cho người dân.

Trong buổi đối thoại với xích lô, xe thồ cuối năm 2015, Chủ tịch UBND TP Huế Nguyễn Văn Thành cho hay, thời gian tới, TP Huế ngoài tập trung một số công trình mang tính điểm nhấn như chỉnh trang, mở rộng đường Tố Hữu, “Phố Tây”, sẽ tập trung đầu tư những công trình kết nối để phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Khai thác tốt những công trình đang có cũng là kế hoạch của TP Huế, thay vì tập trung đầu tư dàn trải. Điều mà TP Huế quan tâm trong việc đầu tư cho đô thị năm 2016 và những năm tiếp theo không chỉ là những công trình cứng nhắc, mà phải tạo được sự thân thiện với người dân và du khách. Công trình UBND TP Huế hướng tới đó là đầu tư cải tạo lại hệ thống nhà vệ sinh ở các công viên công cộng. Vấn đề này du khách không ít lần phàn nàn, làm giảm chất lượng đô thị, du lịch.

Việc kêu gọi người dân cùng hợp tác, phối hợp trong đầu tư hạ tầng cũng được chú trọng nhằm đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa trong đầu tư. Ông Nguyễn Văn Thành cho rằng, để Huế đẹp hơn trong mắt du khách, cần có nhiều hơn sự chung tay của mọi tầng lớp Nhân dân. Chắc chắn, TP Huế sẽ có phương án kêu gọi sự hợp tác từ các cơ quan liên quan để cùng thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt.

Bài, ảnh: Tâm Huệ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư gần 152 tỷ đồng xây dựng tuyến đường đô thị mới La Sơn

Sáng 6/4, lãnh đạo huyện Phú Lộc thông tin, bằng nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, huyện Phú Lộc đang triển khai xây dựng dự án (DA) tuyến đường đô thị mới La Sơn (Lộc Sơn) với kinh phí gần 152 tỷ đồng. DA giao trách nhiệm cho BQL Đầu tư Xây dựng khu vực huyện Phú Lộc làm chủ đầu tư.

Đầu tư gần 152 tỷ đồng xây dựng tuyến đường đô thị mới La Sơn
“Năng lượng” mới

Cuối tuần này sẽ diễn ra hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và quy hoạch đô thị chung Thừa Thiên Huế đến năm 2045, định hướng đến năm 2065. Đây được xem là dấu mốc trong hành trình xây dựng Thừa Thiên Huế khởi đầu một giai đoạn phát triển bền vững với chiến lược đánh thức nguồn “năng lượng” mới.

“Năng lượng” mới
“Lá phổi xanh” giữa đô thị Huế

Nhà máy xử lý nước thải tại TP. Huế được ví như là “lá phổi xanh” giữa lòng Cố đô, bởi không chỉ đang giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt của người dân mà còn là “điểm xanh”, bởi phủ đầy cây xanh, không khí trong lành.

“Lá phổi xanh” giữa đô thị Huế

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top