Thể thao

Sắc màu EURO

ClockChủ Nhật, 27/06/2021 06:14
TTH - Đang diễn ra vào mùa hè 2021 nắng nóng này, nhưng giải bóng đá vô địch châu Âu vẫn mang tên EURO 2020. Tôi nghĩ, đó là tâm nguyện của bóng đá lục địa già. Họ xem COVID-19 chỉ tạm thời làm gián đoạn, còn EURO đáng tự hào vẫn cứ hành trình đến hẹn 4 năm một lần.

Cái nhìn tổng thể về các đội tuyển ưu tú nhất lục địa giàXác định các cặp đấu vòng 1/8 EURO 2020: Anh-Đức, Bỉ-Bồ Đào NhaKhó cho Bồ Đào NhaCẩn thận củi lửa

Simon Kjaer mang áo số 4 cùng các đồng đội che chắn khi đội ngũ y tế cấp cứu cho Eriksen. Ảnh: Reuters

Khi mà sân cỏ Việt Nam phải tạm thời gián đoạn thì EURO 2020 khai hội. Thay vì tập trung ở 1 - 2 quốc gia, EURO 2020 được tổ chức tại nhiều nước khác nhau, từ Nam Âu, qua Tây Âu, Trung Âu và lên tận Bắc Âu. Đó cũng là cách để bóng đá châu Âu thực hiện giãn cách xã hội trong điều kiện dịch bệnh COVID-19.

Khác với trước đó thi đấu bóng đá trên các sân bóng trống vắng đến lạnh người, EURO 2020 đã xuất hiện nhiều khán giả trên khán đài. Ở Anh, có 25% lượng khán giả thông thường được vào xem các trận đấu vòng loại. Ở Italia và nhiều nước khác, con số này tăng lên 45%. Riêng ở Hungary, các khán đài đã lấp đầy trong các trận cầu đội nhà đối đầu với các đối thủ ở bảng “tử thần”.

Hungary và phương Tây không hề chủ quan với COVID-19. Không thấy ai đeo khẩu trang trên khán giả chật cứng khán trong trận đội nhà Hungary oanh liệt cầm hòa nhà vô địch thế giới Pháp. Thế nhưng, khán giả vào sân Puskas phải triệt để chấp hành các quy định phòng chống COVID-19. Người hâm mộ phải xuất trình giấy chứng nhận xác nhận họ đã tiêm vaccine COVID-19 hoặc giấy xét nghiệm RT-PCR âm tính với  SARS-CoV-2 (thực hiện trong vòng 72 giờ).

Người châu Âu có cuộc sống hướng ngoại. Họ gặp khó khăn lúc đầu và phải trả giá lớn khi không thích ứng kịp thời với sự lay lan của dịch bệnh COVID-19. Thế rồi, chiếc khẩu trang và những quy định nghiêm ngặt được chấp nhận như một ứng xử văn hóa và đặc biệt  vaccine phòng ngừa COVID-19 ra đời đã giúp họ tự tin “chung sống” với dịch bệnh như cái cách người Việt ta thích ứng với lụt bão.

Bóng vừa lăn trên sân cỏ EURO 2020 đã gặp ngay sự cố. Trận đấu giữa Đan Mạch và Phần Lan diễn ra được 42 phút, đột nhiên Christian Eriksen của Đan Mạch ngã xuống đột quỵ và tim ngừng đập. Các bác sĩ đã vào sân mát - xa tim, nhưng anh vẫn bất tỉnh. Ngay lập tức, các cầu thủ lập hàng rào đứng vây quanh. Người ta đã nhắc đến hành động này như một ứng xử văn hóa bảo vệ sự riêng tư của xã hội văn minh. Không ai muốn hình ảnh lúc mình không mong muốn nhất lại bị mọi người nhìn thấy.

Tôi thích EURO và không khí bóng đá mà ngày hội này mang tới, nhiều sắc màu, sự gây cấn và nhiều kịch tính. Xem EURO, tôi lại có thêm nhiều cảm nhận về hành vi và sự ứng xử văn hóa và giàu tính nhân văn. Và tôi như chợt hiểu ra, vì sao bóng đá nói chung và EURO nói riêng lại có sức hút diệu kỳ.

ĐÌNH NAM

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cầu thủ nhập tịch

Trước thềm 2 trận đấu gặp tuyển Việt Nam vào cuối tháng 3 này, theo tờ Bola. Okezone, Indonesia đã hoàn thành nhập tịch cầu thủ gốc Hà Lan, Nathan Tjoe-A-On. Cầu thủ này đã tuyên thệ trở thành công dân Indonesia. Sau khi tuyên thệ, Nathan Tjoe-A-On có thể khoác áo đội tuyển Indonesia ngay.

Cầu thủ nhập tịch
Không còn “có mới, nới cũ”

Trong danh sách 33 cầu thủ được HLV Troussier triệu tập trong lần tập trung vào đầu tháng 3 này, chuẩn bị cho 2 trận đấu gặp Indonesia ở vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á, xuất hiện nhiều cái tên cũ, là trụ cột và chỗ dựa một thời của bóng đá Việt Nam.

Không còn “có mới, nới cũ”
Vượt qua mặc cảm “bóng đá nhà nghèo”

Nửa mùa hạng Nhất đã đi qua và với vị trí top 3, bóng đá Huế đang có một mùa giải trên cả mong đợi. Cụ thể với 17 điểm, các học trò của ông Nguyễn Đức Dũng chỉ xếp sau 2 đội bóng được chỉ đích danh thăng hạng ngay từ đầu mùa giải và không có chi bất ngờ nếu được góp mặt ở sân chơi V. League vào năm sau. Sự thật thì chỉ có SHB Đà Nẵng là vượt trội, còn PVF-CAND cũng chỉ hơn CLB Huế vẻn vẹn 1 điểm và vượt lên ở lượt đá cuối cùng vào cuối tuần qua.

Vượt qua mặc cảm “bóng đá nhà nghèo”
Return to top