ClockThứ Ba, 12/02/2019 13:30

Sách... tìm người

TTH - Đến cuối năm 2018, Thừa Thiên Huế có 121/168 trường trung học (đạt 72,02%) có thư viện đạt chuẩn quốc gia và 209/226 trường tiểu học (đạt 92,45) có thư viện đạt chuẩn quốc gia. Không dừng lại không gian thư viện, đọc sách đã trở thành phong trào rộng khắp.

72% trường trung học có thư viện đạt chuẩn quốc giaThư viện chuyền tayThêm yêu sách với “Thư viện của bé”

Học sinh tiểu học tham gia ngày hội đọc sách do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức

Thư viện & kệ sách

Chúng tôi có dịp ghé thăm thư viện của Trường tiểu học Vinh Hưng 1 ở vùng xa khu III Phú Lộc. Cơ sở vật chất trường học còn khiêm tốn nhưng nhà trường đã rất quan tâm xây dựng thư viện trở thành địa chỉ thu hút học sinh. Ngoài sách tham khảo, thư viện còn có các tủ sách pháp luật, giáo dục và nhiều loại báo, tạp chí đặt mua dài hạn, hệ thống bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa… Thư viện mở cửa phục vụ suốt tuần. Gần 100% học sinh, giáo viên mượn sách và đọc sách thường xuyên.

Thời gian qua, Sở Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) luôn yêu cầu các đơn vị quan tâm chỉ đạo các thư viện có kế hoạch hoạt động hàng năm, hàng tháng và cả hành tuần sát thực. Sở cũng yêu cầu các đơn vị thành lập hội đồng chuyên môn về công tác thư viện. Thư viện mở đầy đủ hồ sơ, sổ sách theo dõi, tổ chức biên soạn thư mục giới thiệu sách theo chủ đề cùng các hoạt động có liên quan.

“Tủ sách cho bạn và cho tôi” và “Tủ sách tại lớp” được khuyến khích thành lập trong các thư viện được xem là một ý tưởng hay nhằm huy động tối đa các đầu sách hay, ý nghĩa từ các nguồn xã hội hóa và đóng góp của các giáo viên và học sinh vào xây dựng thư viện trường học. Riêng cấp tiểu học, hiện có 100% lớp học có kệ sách tại lớp. Đặc biệt, có 92 trường (40,7%) có tủ sách ở sân trường. Trong 5 năm (2014 - 2018), toàn tỉnh có hàng vạn đầu sách được huy động cho thư viện các trường học, nhất là trường vùng sâu, vùng xa và vùng khó. Nổi bật có Trường tiểu học Phú Mậu (Phú Vang), Dạ Lê (Hương Thủy), trung học cơ sở Nguyễn Tri Phương (Huế), trung học phổ thông Phan Đăng Lưu (Phú Vang).

Gầy dựng phong trào

Đọc sách trong trường học được phát động và trở thành phong trào rộng khắp ở các trường học trong toàn tỉnh. “Ngày hội đọc sách” hàng năm được ngành giáo dục phát động và được hưởng ứng sôi nổi, mang lại hiệu quả thiết thực. Nội dung được thực hiện theo đúng chủ đề từng năm: Quê hương đất nước, Thắp sáng ước mơ, Học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh... gắn với phát động phong trào đọc sách tại trường, tại gia đình và những không gian thích hợp; hình thành các câu lạc bộ đọc sách; vận động phụ huynh quyên góp sách với phương châm “Góp một quyển sách cho con mình được đọc nhiều quyển sách”.

Đọc sách ở Trường tiểu học Phú Mậu (Phú Vang)

Gắn với phong trào và nhằm góp phần phát triển văn học đọc là việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về sách, thi kể chuyện, đóng kịch theo sách, thi hùng biện giới thiệu sách hay; mời các nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ, doanh nhân... giới thiệu về sách, nói chuyện về sách. Qua phong trào, ngành giáo dục mở các hội thi có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, như: Viết về cuốn sách em yêu thích, Cuốn sách làm thay đổi cuộc đời... gắn với triển lãm, trưng bày giới thiệu sách trong các trường học.     

Xã hội cùng chung tay

Góp phần phát triển văn hóa đọc rộng khắp, Sở GD&ĐT phối hợp với Tập đoàn Viễn thông Viettel tổ chức trao hơn 100 suất học bổng, trị giá hơn 1 tỷ đồng cho học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn và hỗ trợ trang cấp hơn 500 đầu sách có giá trị cho các trường tiểu học và trung học cơ sở ở Nam Đông và A Lưới; phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao tổ chức cấp phát thẻ đọc miễn phí cho học sinh và luân chuyển các đầu sách hay đến các trường.  

Từ năm học 2012 -2013 đến nay, định kỳ hằng năm, Sở GD&ĐT phối hợp với tổ chức Zhishan Foundation triển khai tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho nhân viên thư viện, cung ứng tài liệu để bổ sung sách, báo và tạp chí cho thư viện; hỗ trợ thiết bị, máy tính, latop, bàn ghế phục vụ bạn đọc. Riêng năm 2018, hỗ trợ cho 84 trường. Các phòng GD&ĐT định kỳ 2 tháng một lần tổ chức sinh hoạt nghiệp vụ thư viện.  

Với phương châm “sách đi tìm người”, Thư viện Tổng hợp Huế thực hiện luân chuyển sách phục vụ tại các trường học gắn với quy chế rõ ràng. Định kỳ 6 tháng/lần, 150-200 bản/lần luân chuyển. Số lượng sách khi đọc xong, cán bộ thư viện luân chuyển qua trường khác và tiếp tục luân chuyển sách mới về. Công tác luân chuyển sách phục vụ luôn lựa chọn và ưu tiên đối với các điểm xa trung tâm, vùng sâu vùng xa, điểm có thư viện huyện, xã gặp khó khăn nhưng có nhiều bạn đọc.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp nhận thiết bị 3 thư viện thân thiện và trao 165 tủ sách lớp học tại TP. Huế

Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, ngày 8/4, tại Trường THCS Duy Tân, Tổ chức Zhi Shan Foundation phối hợp với Trung tâm Công tác xã hội - Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh, Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Huế tổ chức lễ tiếp nhận đưa vào sử dụng 3 thư viện thân thiện và bàn giao 165 tủ sách lớp học cho 10 trường học tại TP. Huế.

Tiếp nhận thiết bị 3 thư viện thân thiện và trao 165 tủ sách lớp học tại TP Huế
Khánh thành 2 thư viện thân thiện và trao 71 tủ sách lớp học

Ngày 5/4, tại Trường THCS Phú Hải, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Vang tổ chức khánh thành 2 thư viện thân thiện và trao 71 tủ sách lớp học do tổ chức Zhi Shan Foundation và Quỹ Chí thiện vì trẻ em tài trợ. Dự lễ khánh thành, có lãnh đạo Trung tâm công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh; đại diện tổ chức Zhi Shan Foundation và Quỹ Chí thiện vì trẻ em.

Khánh thành 2 thư viện thân thiện và trao 71 tủ sách lớp học
Return to top