ClockThứ Bảy, 12/10/2019 14:00

Sai phạm trong giao và quản lý rừng ở Phú Lộc - Bài 3: Giải quyết hợp tình, hợp lý

TTH - Các sai phạm kéo dài, liên quan đến nhiều đối tượng và ảnh hưởng đến trực tiếp đời sống, sinh kế của hàng trăm hộ dân. Vì vậy, việc xử lý và giải quyết hậu quả các sai phạm cần hợp tình, hợp lý.

Sai phạm trong giao và quản lý rừng ở Phú Lộc - Bài 2: Buông lỏng quản lýSai phạm trong giao và quản lý rừng ở Phú Lộc – bài 1: Lộ diện sai phạm

Đời sống của nhiều người dân ở vùng bán sơn địa Phú Lộc chủ yếu dựa vao rừng (Người dân thu hoạch tràm)

Bài học về công tác quản lý 

Ông Nguyễn Văn Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc cho biết, sau khi có kết luận về những sai phạm ở Cảnh Dương, Thường trực Huyện ủy thống nhất đối với các cán bộ, kể cả nghỉ hưu và đương chức thuộc thẩm quyền quản lý của Ban Thường vụ Tỉnh ủy sẽ do UBKT Tỉnh ủy xử lý. Riêng với những cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của Ban Thường vụ Huyện ủy sẽ do Huyện ủy xử lý. Việc thu hồi 62 giấy CNQSDĐ trực tiếp do 3 đồng chí trong Thường trực Huyện ủy trực tiếp vận động để trả lại Nhà nước. Cụ thể, khối Huyện ủy do Bí thư Huyện ủy vận động, khối Mặt trận do Phó Bí thư Thường trực vận động và khối UBND do Chủ tịch UBND vận động.

Theo ông Nguyễn Văn Mạnh, huyện đang tiếp tục rà soát để xử lý đúng quy định, không riêng ở Cảnh Dương mà toàn bộ đất rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn. Vừa qua, có một trường hợp là ông Hồ Trọng Cầu, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc nằm trong danh sách cán bộ được giao đất ở Cảnh Dương đã có đơn tình nguyện trả lại đất và đã được UBND huyện ra văn bản thu hồi. Ngoài ra, vào ngày 13/9, UBND huyện cũng đã ra văn bản thu hồi 39 giấy CNQSDĐ tại thôn Cảnh Dương.

Một sự việc làm “đau đầu” huyện Phú Lộc là trong 62 giấy CNQSDĐ đã có 24 giấy đã mua bán và đăng ký biến động thành công.

Ông Hoàng Ngọc Thanh, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Pháp luật Thuận Hóa cho biết, với trường hợp 24 giấy chứng nhận này sẽ không hủy giao dịch và không thu hồi. Trường hợp các cơ quan chức năng làm sáng tỏ việc cấp giấy CNQSDĐ là do chủ quan, sẽ xử lý theo Điều 206 và 207 Luật Đất đai 2013, tức là phải bồi hoàn lại tài sản thất thoát của Nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trường hợp có thể xảy ra nữa là khi các đối tượng không đồng ý với quyết định đó có thể khởi kiện ra tòa.

Riêng ở Cảnh Dương, sự việc không chỉ dừng lại các sai phạm, mà tạo ra dư luận không tốt về việc vì sao rừng lại cấp cho cán bộ mà không phải cho dân, dẫn đến sự mất tin tưởng của người dân vào một số cán bộ. Đặc biệt, kể từ khi Lộc Vĩnh được quy hoạch thành đô thị du lịch biển thuộc Khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô và gần đây hơn là khi du lịch biển ở Cảnh Dương phát triển mạnh, dẫn đến những cơn “sốt” giá đất, càng khiến dư luận xôn xao.

Lãnh đạo UBND huyện Phú Lộc cho rằng, huyện có nắm bắt được thông tin này từ dư luận và huyện muốn khẳng định rằng, thời điểm giao rừng là từ năm 1994, trước rất lâu việc quy hoạch khu kinh tế. Mặt khác, theo quy định trong khu vực Khu Kinh tế Chân mây - Lăng Cô, khi có dự án đến đầu tư, Nhà nước sẽ đứng ra thu hồi đất, đền bù theo đơn giá Nhà nước chứ không phải theo giá thị trường.

Đối với việc khắc phục sai phạm trong giao và quản lý rừng ở các khu vực khác, ông Phan Văn Trọng, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Lộc cho biết, đây là sự việc rất phức tạp, sẽ cần rất nhiều thời gian và cả kinh phí thực hiện. Hiện tất cả việc bàn giao và quản lý chủ yếu chỉ ở trên giấy tờ, sự chồng chéo, lấn chiếm trên thực địa như thế nào vẫn chưa có số liệu cụ thể. Nên trước mắt phải tiến hành đo đạc, kiểm tra thực địa mới có phương án khắc phục triệt để.

Hướng đến phương án an dân

Qua những chuyến đi lên vùng bán sơn địa Phú Lộc mới thấy rừng đang “che chắn” đời sống con người, giúp người dân phát triển kinh tế. Do đó, việc các tổ chức được giao quản lý rừng lỏng lẻo, để sai phạm là một khía cạnh, còn quyền lợi, đời sống của người dân cần phải được đảm bảo.

Luật sư Hoàng Ngọc Thanh cho biết, theo luật, cần xác định động cơ, mục đích của người dân Phú Lộc là lấn chiếm hay chỉ khai hoang, phục hóa. Nếu là lấn chiếm thì mới thu hồi lại đất, còn không, phải xem xét cấp đất cho người dân. Phải cần nắm rõ, khi nào được xem là lấn chiếm, đó là khi có tranh chấp xảy ra, có biên bản xử lý từ tổ chức quản lý rừng, nếu không thì đó xem như khai hoang, phục hóa.

Ông Phan Minh Tâm, Chủ tịch UBND xã Xuân Lộc khẳng định, người dân trên địa bàn chủ yếu phụ thuộc vào rừng. Phía địa phương đề xuất, những diện tích trước đây người dân có hợp đồng ăn chia, nay duy trì hoạt động như trước. Riêng các trường hợp canh tác đã 3 – 4 vụ mà không có tranh chấp, các cơ quan chức năng cần xem xét giao đất cho người dân phát triển kinh tế.

Ông Phạm Nguyên Quang, Chủ tịch Công ty TNHH Nhà nước MTV Lâm nghiệp Nam Hòa cũng khẳng định, quan điểm của tỉnh và công ty là đảm bảo an sinh, quyền lợi cho người dân. Hiện Nam Hòa đã lên phương án duy trì hợp tác, để người dân góp vốn cùng khai thác hưởng lợi chung. Ngoài ra, quá trình kiểm tra, đúng là nhiều người dân đã khai thác 3 - 4 vụ, nay bị thu hồi lại nên họ không đồng ý là điều dễ hiểu, do đó, công ty sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động, tiến tới giải pháp hợp tác cùng khai thác rừng, tuyệt đối không để người dân chịu thiệt.

Được biết, khi Công ty TNHH Nhà nước MTV Lâm nghiệp Phú Lộc bàn giao rừng lại cho Công ty TNHH Nhà nước MTV Lâm nghiệp Nam Hòa, có những khoảnh rừng chênh lệch, không nằm trong sự quản lý của Nam Hòa. Số diện tích này hiện vẫn chưa có phương án xử lý vì chưa đo đạc lại thực tế. Các địa phương đề xuất, phía Công ty TNHH Nhà nước MTV Lâm nghiệp Nam Hòa và UBND huyện Phú Lộc sớm có phương án giải quyết, hướng đến việc giao đất cho những hộ dân đang có nhu cầu thật sự.

Dù trước đó, việc giao đất rừng có những sai phạm, song nhu cầu kinh tế từ rừng là quá quan trọng đối với nhiều hộ gia đình. Cần rà soát và có những hình thức giao, hay hợp tác phù hợp, hướng đến giao rừng đúng đối tượng, đúng mục đích và qua đó, giúp mỗi một hộ dân phát triển kinh tế bền vững từ rừng.

Bài, ảnh: ĐỨC QUANG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc

Ngày 7/4, Tỉnh đoàn - Hội LHTN Việt Nam tỉnh phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Thanh thiếu nhi Việt Nam tổ chức chương trình trao mô hình sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Phú Lộc.

Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc
Dùng 20 triệu đồng “buôn” ma túy, lĩnh án 17,5 năm tù

Chiều 3/4, Toà án Nhân dân tỉnh tuyên phạt 17 năm 6 tháng tù với hai bị cáo Huỳnh Hạnh (SN 1993) và Hoàng Như Nghĩa (SN 2000, cả hai đều trú tại thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc) về tội “mua bán trái phép chất ma tuý”.

Dùng 20 triệu đồng “buôn” ma túy, lĩnh án 17,5 năm tù
Phú Lộc: Tập trung nguồn lực giảm nghèo và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia

Chiều 1/4, Huyện ủy Phú Lộc tổ chức hội nghị lần thứ 16, khóa XV (mở rộng), nhiệm kỳ 2020 - 2025 để đánh giá sơ kết 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 04 của Huyện ủy về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025; Nghị quyết 05 của Huyện ủy về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và thực hiện quy trình rà soát, bổ sung quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Phú Lộc Tập trung nguồn lực giảm nghèo và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
Return to top