ClockThứ Năm, 11/04/2013 05:53

Sân khấu hóa sẽ lệch lạc dân ca

TTH - Dân ca đang bị quên lãng và bị can thiệp khi nhiều người muốn cải tiến, cải biên nó. Tìm về những làn điệu nguyên bản là điều giới chuyên môn đang hướng đến. Nhân dịp GS-TS Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam đến Huế, Thừa Thiên Huế cuối tuần đã có cuộc trao đổi về vấn đề này.

GS-TS Tô Ngọc Thanh cho rằng: Dân ca đang bị lấn át bởi các loại hình sân khấu khác, lâu dần người ta quên những loại hình truyền thống. Người ta hay mắng giới trẻ quay lưng với truyền thống, tôi thì nghĩ: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Người trẻ không yêu thích dân ca cũng vì người lớn không có điều kiện truyền dạy cho họ những ngọt bùi cay đắng trong dân ca.

 

* Hiện, nhiều làn điệu dân ca đã được cải biên cho phù hợp với sự phát triển của thời đại. Theo GS, chúng ta nên giữ dân ca nguyên bản hay cải biên, cải tiến?

 

Với dân ca nên giữ nguyên bản, không nên cải biên, cải tiến. Dân ca có vị trí riêng của nó. Nó nói lên cuộc sống của con người trong quá khứ. Nếu bắt nó phản ánh cuộc sống ngày nay làm sao nó làm được.

 

Có một thời, chúng ta quan niệm rằng dân ca là lạc hậu, lỗi thời nên cải biên, cải tiến, “hiện đại hoá” dân ca. Mà “hiện đại hoá” ở đây là bắt chước các nước phương Tây, tức là phương Tây hoá. Cái đó cũng tốt thôi, bởi vì chúng ta tiếp thu văn hoá phương Tây theo góc độ có chọn lọc. Nhưng điều nguy hiểm là sau khi tiếp thu văn hoá phương Tây rồi, chúng ta làm nên cái gọi là dân ca cải biên và quên dân ca thật.

 

Tiếp thu các cụ không nhất thiết chúng ta phải hát đúng như cũ. Tuy nhiên, phải giữ được nguyên bản, để có cái gốc mà so sánh, bởi đâu phải cứ cải tiến là tốt.

 

* Là một nhà nghiên cứu văn nghệ dân gian, GS đánh giá như thế nào về Liên hoan Dân ca Việt Nam do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức?

 

Liên hoan Dân ca Việt Nam có một ý nghĩa lớn, đặc biệt là với chủ trương tiếp cận với cái chân chất, hồn nhiên và mộc mạc của dân ca, tức là dân ca nguyên bản. Từ rất lâu rồi, chúng ta đối xử với dân ca không thật công bằng khi thiên về hướng cải biên, cải tiến, sân khấu hoá... Lần này, chúng ta tìm về với nguồn cội, với cái nguyên bản. Khuyến khích dân ca nguyên bản không phải là cổ hủ, bảo thủ, mà chúng ta hãy tiếp cận những ngọt bùi đắng cay mà các cụ gửi vào đó. Đừng vội cải biên theo kiểu bây giờ, là lấy làn điệu ra, không cần biết nó có ý nghĩa trong cuộc sống thế nào cả, rồi mấy ông âm nhạc sửa đi sửa lại. Đấy là giả hoá dân ca.

 

* Theo GS, chúng ta phải làm gì để bảo tồn dân ca?

 

Phải khuyến khích nhân dân sáng tạo và hát dân ca bởi người dân là tác giả của dân ca. Sân khấu hóa không phải là xấu nhưng nhiều khi làm lệch bản chất dân ca. Như việc cải biên, cải tiến thường là do những người làm công tác văn hoá quần chúng thực hiện. Điều đó là tốt nhưng người dân bị mất cơ hội tự mình ca hát và sáng tạo.

 

Những làn điệu nguyên bản do chính người lao động hát là cách để làm sống dân ca

 

Tôi nghĩ đó là cách bảo tồn tốt nhất, bởi vì sau khi chúng tôi tổ chức liên hoan dân ca, lập tức dấy lên phong trào các cụ dạy con cháu hát dân ca. Ở một làng ngoài Bắc, có 4 thế hệ hát dân ca. Người dân tự bỏ tiền may quần áo, tập luyện. Cứ lứa thanh niên này rời làng đi bộ đội, đi học, đi làm ăn… thì thế hệ sau lại tiếp nối. Điều đó chứng tỏ khi nhân dân hiểu đây là vốn quý của họ thì họ sẽ giữ gìn, không có gì suy suyễn được.

 

Nơi nào có di sản thì phải có kế hoạch truyền lại cho thế hệ trẻ, như: cấp kinh phí cho các cháu đến học, vận động gia đình may quần áo cho các cháu... Phải xã hội hóa mới duy trì được, chứ Nhà nước bỏ ngân sách thì lấy đâu ra. Đây là mô hình cần nhân rộng.

 

* GS cảm nhận như thế nào về dân ca Thừa Thiên Huế?

 

Tôi may mắn được sống ở Huế lúc nhỏ, từ năm 1939-1943. Ấn tượng của tôi với Huế là những làn điệu mái nhì, mái đẩy của các chị lái đò hát vào ban đêm nghe buồn, thương ghê lắm. Sau này làm công việc nghiên cứu văn hóa dân gian, tôi biết thêm những vẻ đẹp khác của dân ca Huế, như Lý năm canh, Lý tình tang, Nam ai Nam bình… Để giữ gìn những giá trị của dân ca Thừa Thiên Huế, cần phải tổ chức dạy cho trẻ con, tổ chức các CLB hát dân ca. Hàng năm, tổ chức cuộc thi hát dân ca giữa các làng. Nếu làng nào hát tốt, có điều kiện thì đưa vào tour du lịch. Giữ dân ca là phải làm cho nó sống.

 

* Xin cảm ơn GS!

Minh Hiền (thực hiện)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chiêm ngưỡng tác phẩm của họa sĩ trẻ Cố đô

Chiều 28/3 tại Trường đại học Nghệ Thuật, Đại học Huế, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Chi hội Mỹ Thuật Việt Nam tại Thừa Thiên Huế, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp Trường Đại học Nghệ thuật tổ chức lễ khai mạc Triển lãm Mỹ thuật trẻ lần thứ VII - Huế 2024.

Chiêm ngưỡng tác phẩm của họa sĩ trẻ Cố đô
Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
Giải thưởng Cống hiến 2024: Tôn vinh sự cống hiến và thành tích xuất sắc trong Thể thao và Âm nhạc

Tối ngày 27/3, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, sự kiện lễ trao giải "Cống hiến lần thứ 18" đã diễn ra. Sự kiện do báo Thể thao và Văn hóa phối hợp cùng Truyền hình Thông tấn (VNews) và Công ty TNHH Ngọc Việt Corporation tổ chức nhằm tôn vinh những gương mặt xuất sắc nhất trong lĩnh vực thể thao và âm nhạc Việt Nam.

Giải thưởng Cống hiến 2024 Tôn vinh sự cống hiến và thành tích xuất sắc trong Thể thao và Âm nhạc
Đưa di sản đến gần hơn với công chúng

Thời gian qua, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế thực hiện nhiều chương trình nhằm đưa giá trị của Quần thể di tích Huế đến gần hơn với công chúng bằng các hình thức khác nhau.

Đưa di sản đến gần hơn với công chúng
Hàng ngàn sách giảm giá tại Hội sách Alpha Books Huế 2024

Hội sách Alpha Books Huế 2024 do Công ty Cổ phần sách Alpha tổ chức vừa khai mạc phục vụ mọi người vào sáng 27/3 tại Vincom Plaza Huế (ngã 6 trung tâm TP. Huế) với đa dạng các đầu sách đến từ nhiều NXB, mức chiết khấu cao.

Hàng ngàn sách giảm giá tại Hội sách Alpha Books Huế 2024

TIN MỚI

Return to top