ClockChủ Nhật, 05/12/2021 15:24

Sản xuất công nghiệp phục hồi tích cực trong những tháng cuối năm

Hoạt động sản xuất công nghiệp trong tháng 11 tại nhiều địa phương đã có những dấu hiệu phục hồi nhanh so với những tháng trước đó góp phần “tăng tốc” sự phục hồi sản xuất công nghiệp của cả nước trong những tháng cuối năm.

Thị trường lao động & tính chất tự cân bằngỨng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệpThiếu hụt chip điện tử tác động lớn đến ngành công nghiệp ô tôNới lỏng giãn cách giúp chỉ số sản xuất công nghiệp dần 'hồi sinh'

Các ngành công nghiệp khôi phục, tăng tốc sản xuất để kịp giao hàng theo các hợp đồng đã ký kết. Ảnh: Trần Việt/TTXVN.

Theo Bộ Công Thương, sau nhiều tháng thực hiện giãn cách xã hội, triển khai Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ, nhiều tỉnh, thành phố trên địa bàn cả nước đã xây dựng và triển khai Kế hoạch an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19 để từng bước phục hồi, phát triển công nghiệp trong trạng thái mới.

Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, tại các tỉnh, thành phố tập trung phần lớn các hoạt động sản xuất công nghiệp quan trọng của cả nước như: Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, TP Hà Nội... đã có những chuyển biến tích cực. Hầu hết các địa phương, đặc biệt là tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam sản xuất đã khôi phục trở lại, các doanh nghiệp tăng tốc sản xuất để kịp giao hàng theo các hợp đồng đã ký kết.

Cụ thể, hoạt động sản xuất công nghiệp trong tháng 11 tại nhiều địa phương đã có những dấu hiệu phục hồi nhanh so với những tháng trước đó, điển hình như: Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tháng 11 của Quảng Ninh tăng 19,17%; Thanh Hóa tăng 15,1%; Quảng Ngãi tăng 16,11%; Thừa Thiên - Huế tăng 9,12%; Cần Thơ tăng 6,77%; Đồng Nai tăng 6,9%... đã góp phần vào sự phục hồi sản xuất và kinh doanh của cả nước.

Bộ Công Thương cho biết, chỉ số sản xuất công nghiệp của cả nước trong tháng 11 tăng 5,5% so với tháng trước, tăng 5,6% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành khai khoáng tăng 8% so với tháng trước và tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước; ngành chế biến, chế tạo tăng 5,9% so với tháng trước và tăng 6,4% so với cùng kỳ; Sản xuất và phân phối điện tăng 0,3% so với tháng trước và tăng 2,2% so với cùng kỳ...

Tính chung 11 tháng năm 2021, chỉ số toàn ngành công nghiệp tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 4,8% (cùng kỳ năm 2020 tăng 4,7%); ngành sản xuất và phân phối điện tăng 3,8% (cùng kỳ năm 2020 tăng 3,2%)…

Nhìn nhận về sản xuất công nghiệp 11 tháng năm 2021, Cục công nghiệp (Bộ Công Thương) đánh giá, tuy sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã từng bước phục hồi nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều khó khăn. Cụ thể, các doanh nghiệp sản xuất ở trong khu, cụm công nghiệp trở lại hoạt động chiếm tỷ lệ cao hơn so với các doanh nghiệp ngoài khu, cụm công nghiệp. Tương ứng với đó thì tỷ lệ người lao động quay trở lại làm việc ở khu, cụm công nghiệp cũng cao hơn. Đơn cử như ở Đồng Nai, số doanh nghiệp trở lại hoạt động trong khu công nghiệp đạt 99% và người lao động trở lại làm việc đạt 88%. Trong khi đó các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp con số này là 83,5% và 65,5%. Điều này cho thấy sự trở lại hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài khu công nghiệp đang rất khó khăn.

Để phát triển sản xuất công nghiệp tháng cuối năm, Bộ Công Thương cho biết sẽ tiếp tục triển khai khẩn trương, quyết liệt, thống nhất từ Trung ương đến địa phương các nội dung hướng dẫn, chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 128/NQ-CP quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.

Đồng thời triển khai các hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải nhằm bảo đảm tối đa lưu thông hàng hóa, lao động trở lại phục vụ việc phục hồi các hoạt động sản xuất sau dịch bệnh, tránh tình trạng “cát cứ”, không thống nhất gây khó khăn cho việc phục hồi các chuỗi cung ứng về hàng hóa và lao động cho sản xuất.

Bộ Công Thương tăng cường bảo đảm cung ứng đầy đủ nguyên vật liệu, năng lượng để đáp ứng yêu cầu phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác, Bộ cũng tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án công nghiệp quan trọng. Hỗ trợ tối đa các nhà máy, doanh nghiệp khôi phục sản xuất đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm tăng tốc sản xuất đáp ứng nhu cầu tăng cao trong dịp cuối năm.

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo đà phục hồi hoàn toàn thị trường khách quốc tế

Theo nhận định của Tổ chức Du lịch Liên hợp quốc (UN Tourism), du lịch quốc tế đang trên đà trở lại mức trước đại dịch vào năm 2024. Đây cũng là giai đoạn Thừa Thiên Huế cần thực hiện nhiều chiến lược để phục hồi mạnh mẽ thị trường khách quốc tế.

Tạo đà phục hồi hoàn toàn thị trường khách quốc tế
Năm 2024: Triển vọng kinh tế ASEAN vẫn tích cực

Theo dữ liệu sẵn có gần đây nhất của năm 2022, tổng GDP danh nghĩa của 10 nước thành viên ASEAN tính bằng USD lên tới 3.600 tỷ USD, tăng hơn gấp đôi so với tổng GDP 1.600 tỷ USD của năm 2009, và cao hơn một chút so với Ấn Độ - quốc gia có GDP đạt 3.500 tỷ USD vào năm 2022.

Năm 2024 Triển vọng kinh tế ASEAN vẫn tích cực
Nền kinh tế Gaza có thể phải mất nhiều thập kỷ để phục hồi

Trong một báo cáo mới được công bố, Cơ quan Thương mại và Phát triển của Liên Hiệp Quốc UNCTAD cho biết, xung đột ở Dải Gaza đang gây ra mức độ tàn phá chưa từng có đối với nền kinh tế và vùng lãnh thổ này sẽ cần đến hàng chục tỷ USD và nhiều thập kỷ để có thể phục hồi.

Nền kinh tế Gaza có thể phải mất nhiều thập kỷ để phục hồi

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top