ClockChủ Nhật, 27/05/2018 12:41

Sản xuất hàng hóa quy mô lớn hơn

TTH - Đã có một sự liên kết thật sự diễn ra trong nông nghiệp; cụ thể là trong trồng lúa vụ đông xuân 2017 – 2018.

Nâng cao năng suất lao động cho doanh nghiệpNhiều doanh nghiệp mở hướng làm ăn mớiPhát triển nông nghiệp theo chiều sâu63% doanh nghiệp không chuẩn bị gì để hội nhập kinh tế quốc tế?

Có lẽ khái niệm liên kết chúng ta đã nghe nhiều và nói đến nhiều, ở nhiều lĩnh vực nhưng sự liên kết thật sự ít khi đạt được. Liên kết, nói một cách nôm na là cùng nhau cam kết thực hiện một mục tiêu nào đó mà các bên tham gia đều có lợi.

Trong lĩnh vực nông nghiệp ở Thừa Thiên Huế, với lĩnh vực chăn nuôi quy mô công nghiệp thì đã có điều này. Ví dụ như một trang trại chăn nuôi quy mô lớn, một khi người nuôi cam kết tiêu thụ một lượng thức ăn đạt ở một mức độ đủ lớn nào đó thì được nhà cung cấp thức ăn tính mức giá ưu đãi hơn so với những người mua nhỏ lẻ. Ngoài ra, nhà cung cấp thức ăn còn hỗ trợ về kỹ thuật và cũng có thể là thu mua lại một phần sản phẩm (tùy theo thỏa thuận). Ở đây, mới tính sự liên kết ở hai khâu là sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, chúng ta đã thấy rất rõ trong liên kết đã là một điều kiện để hạ được giá thành sản xuất.

Ở lĩnh vực trồng trọt, điều này ít thấy diễn ra. Người trồng thì cứ trồng, người mua thì cứ mua, người chế biến thì cứ chế biến… Nghĩa là từng khâu tách rời nhau nên không có điều kiện để hạ giá thành sản xuất; cũng không có khả năng "đo đếm" được thị trường tiêu thụ, bởi vậy đã có không ít thời điểm diễn ra tình trạng “dội chợ” – cung vượt cầu làm cho giá bán  rớt thảm hại.

Vụ đông xuân 2017 – 2018, Công ty CP Vật tư nông nghiệp Thừa Thiên Huế đã ký hợp đồng liên kết với nhiều hợp tác xã ở các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc cung cấp các điều kiện đầu vào (giống, phân bón, quy trình kỹ thuật) để sản xuất lúa trên diện tích 230 ha. Riêng khâu giống là các giống lúa mới đạt năng suất cao, chất lượng tốt. Sau khi sản phẩm được làm ra, công ty về tận đồng ruộng thu mua ngay sản phẩm lúa còn tươi với giá ngang bằng và hơn giá thị trường (so với một số giống lúa mà người nông dân đã từng làm trước đây). Với diện tích hợp đồng liên kết, công ty dự kiến thu mua khoảng 1.700 tấn lúa.

Cụ thể sự liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa như vừa nêu thì người sản xuất (nông dân) và công ty được lợi những gì? Cả hai bên đều thu được lợi.

Về phía người nông dân được công ty cung cấp giống, phân bón, quy trình kỹ thuật (nếu các giống lúa mới này không đạt đủ sản lượng so với các giống mà bà con đã làm các vụ trước (tạm gọi là giống cũ) thì được công ty bù lỗ. Thực tế điều này đã không diễn ra, sản lượng lúa giống mới đạt được cao hơn nhiều so với giống lúa cũ. Sản phẩm sau khi gặt xong, công ty thu mua lúa tươi ngay tận chân ruộng, nghĩa là bà con nông dân không mất công phơi (đôi khi khâu này ngoài tốn công còn gây nên hao hụt, giảm chất lượng sản phẩm do việc phơi không đúng kỹ thuật).

Bà con cũng bán được giá hơn so với lúa cũ. Và một điều nữa, khi có đối tác tham gia thị trường thu mua sản phẩm (đặc biệt là một đơn vị có tiềm lực tài chính lớn) thì thị trường mang tính cạnh tranh cao hơn. Như vậy, nghĩa là thu nhập của bà con nông dân tăng hơn.

Còn phía công ty thì được lợi gì? Công ty là một đơn vị kinh doanh, đương nhiên nếu không có lợi thì họ chẳng làm. Cái lợi ở đây được tính toán vừa trước mắt vừa lâu dài. Cái lợi trước mắt là công ty bán được các loại vật tư đầu vào; thu mua được sản phẩm (lúa) đồng chủng loại với chất lượng cao; từ đó sẽ làm ra gạo với chất lượng cao hơn. Nghĩa là dễ được thị trường chấp nhận hơn. Nhưng cái lâu dài mà công ty hướng đến mang tính bền vững là xây dựng một thương hiệu gạo để cung cấp cho thị trường.

Để làm được điều này, công ty đã có những điều kiện nhất định như tiềm lực tài chính, nắm được quy trình kỹ thuật sản xuất; có hệ thống sấy khô và kho chứa quy mô lớn để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Đến đây thì chúng ta đã rõ cái lợi hết sức cụ thể của sự liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa. Nhưng cũng có thể còn một cái lợi tiềm năng khác: Biết đâu từ sự liên kết này sẽ dẫn đến một sự “tích tụ” ruộng đất ở quy mô lớn hơn nhờ sự đồng nhất trong sản phẩm. Đây là một điều kiện tối quan trọng cho sản xuất hàng hóa quy mô lớn.

Nguyễn Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng phát triển của nền nông nghiệp nói chung và ngành nông nghiệp tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, với chi phí đầu vào đắt đỏ và đầu ra vẫn còn chưa phổ dụng thì cần có chính sách kích cầu cho doanh nghiệp, cá nhân tham gia.

Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Dấu ấn khuyến nông

Dù có những lúc thăng trầm, nhưng đến thời điểm này ngành nông nghiệp tỉnh đã có bước chuyển mình đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Trong sự chuyển biến chung đó phải kể đến dấu ấn quan trọng của hoạt động khuyến nông.

Dấu ấn khuyến nông

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top