ClockThứ Bảy, 11/02/2017 09:19

Sản xuất nông nghiệp ở A Roàng gặp khó vì bồi lấp

TTH.VN - Sau những trận lũ liên tiếp cuối năm ngoái, nhiều diện tích đất nông nghiệp tại xã A Roàng (huyện A Lưới) bị bồi lấp. Đầu vụ đông xuân năm nay, số ít diện tích được bà con cải tạo gieo trồng. Song, hệ thống thủy lợi bị bồi lấp khiến nhiều hộ nông dân nơi đây lo lắng.

Xã A Roàng có hơn 163ha lúa nước trồng 2 vụ đạt năng suất 53 tạ/ha. Sau nhiều đợt mưa lũ, các tuyến đường giao thông đang thi công bị sạt lở, làm bồi lấp nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp của người dân ở các thôn A Roàng 1, A Roàng 2, A Ka, A Chi - Hương Sơn, A Min. Đầu vụ đông xuân năm nay, những diện tích đất bị bồi lấp mỏng được người dân cải tạo thủ công để gieo trồng. Đối với diện tích đất bị bồi lấp nặng bị bỏ hoang vì xen lẫn đá, sỏi dày đặc. Theo đó, người dân ở các thôn, A Roàng  1, A Roàng 2, A Min hết sức lo lắng khi không thể cải tạo đất để sản xuất, ảnh hưởng đến đời sống về lâu dài. Ông Quỳnh Vôn (thôn A Roàng 1) than thở: “Tui trồng 4 sào ruộng và đào hồ thả nuôi cá trắm, mè, chép. Sau những đợt mưa lũ vừa qua, đặc biệt khi thi công các tuyến đường giao thông, ruộng bị bồi lấp, áo cá cũng bị “xóa sổ”. Thu nhập của gia đình chủ yếu dựa vào nông nghiệp, ngoài ruộng, ao cá cho thu nhập hơn 10 triệu đồng/vụ, nhưng không sản xuất được”.

Khe Am Pấp, nguồn nước chính để tưới tiêu và sinh hoạt tại thôn A Roàng 1 bị bồi lấp, thu hẹp dòng chảy

66 hộ dân khác tại thôn A Roàng 1 và hàng chục hộ dân ở các thôn A Ka, A Min…có nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị bồi lấp. “Ruộng bị bồi lấp, không có đất sản xuất thì lấy lương thực mô cho cả nhà đây”, một người dân ở thôn A Min lo lắng.

Theo Bà Plúp Thị Thâm, Bí thư chi bộ thôn A Roàng 1, ruộng của người dân bị bồi lấp ngoài nguyên nhân do thiên tai còn do ảnh hưởng của sạt lở trong quá trình thi công các tuyến đường giao thông ngang qua địa phương. “Từ sau 4 đợt lũ cuối năm ngoái đến nay, ruộng của bà con chưa có phương án cải tạo. 100% hộ dân trên địa bàn thôn đều bị ảnh hưởng. Đối với diện tích bị bồi lấp mỏng, để gieo trồng, bà con đã tiến hành xúc cát thủ công, thế nhưng nhiều lần bồi lấp, bà con cũng đành buông xuôi. Vụ đông xuân năm nay, tại thôn A Roàng 1 chỉ gần 30% diện tích đất được đưa vào sản xuất, song, dự kiến năng suất sẽ không cao vì đất nghèo chất dinh dưỡng”, bà Thâm chia sẻ.

Đường ống dẫn nước sinh hoạt từ khe Am Pấp nằm ngay trên điểm sạt lở do thi công các tuyến đường giao thông

Hiện, hệ thống thủy lợi cung cấp nước tưới tiêu cho đồng ruộng cũng như sinh hoạt của người dân tại thôn A Roàng 1 và các thôn lân cận cũng đang gặp khó vì bị sạt lở và bồi lấp. Từ khoảng thập niên 80 của thế kỉ trước, khe Am Pấp được ông Quỳnh Rang (thôn A Roàng 1) cải tạo, xây dựng đê đập, dẫn nước từ khe về phục vụ sinh hoạt cũng như sản xuất nông nghiệp tại thôn và khhu vực lân cận. Theo ông Quỳnh Rang, sau khi thi công tuyến đường quốc phòng, khe bị bồi lấp, vỡ đập, khiến dòng chảy hạn chế, dẫn đến nguy cơ thiếu hụt nguồn nước trong thời gian tới. “Tui phải mất hơn 3 năm để từ đào mương nước dài khoảng 1km dẫn nước từ khe Am Pấp về phục vụ người dân. Thời điểm đào khe, tui đang là Trưởng trạm Y tế xã A Roàng. Thấy tình hình sản xuất nông nghiệp của bà con gặp khó nên tui tự nguyện làm. Khe suối này không chỉ phục vụ nông nghiệp mà phục vụ nước sinh hoạt cho hàng chục hộ dân. Khi thi công đường quốc phòng, mương nước dẫn từ khe bị bồi lấp, chặn dòng. Tui đã gửi đơn kiến nghị lên xã nhưng chưa nhận được câu trả lời. Bây giờ đang có mưa, nguồn nước chưa thiếu hụt, nhưng với tình trạng khe Am Pấp như thế này, khoảng tháng 3 âm lịch, đồng ruộng sẽ khô, nước sinh hoạt của người dân bị thiếu hụt là cái chắc. 

Ruộng và ao cá của ông Quỳnh Vôn bị "xóa sổ" do bồi lấp

Ông Trần Viết Năng, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã A Roàng thừa nhận: Tình hình sản xuất nông nghiệp của người dân tại địa phương đang gặp khó khăn. Ngoài thiên tai, việc thi công công các tuyến đường dẫn đến tình trạng sạt lở, bồi lấp đất ruộng của bà con. Vì kinh phí hạn hẹp nên UBND xã chưa có phương án cải tạo, và đã kiến nghị lên cấp trên. Hệ thống thủy lợi cũng đang gặp khó. Riêng khe Am Pấp bị hư hỏng, ông Rang cũng đã gửi đơn lên chính quyền xã, chúng tôi đã chuyển kiến nghị của ông lên UBND huyện. Nếu cải tạo kịp thời khe này, hệ thống thủy lợi tại thôn A Roàng 1 và một số thôn lân cận sẽ được đảm bảo”.

Ông Văn Lập, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện A Lưới cho biết: “Diện tích bị bồi lấp sau mưa lũ năm ngoái tại huyện A Lưới là 50,7ha . Với mọt số trường hợp, UBND huyện đã có hỗ trợ để người dân khắc phục, chỉ còn 8ha bị bồi lấp quá nặng tại xã A Đớt và A Roàng chưa xử lý được. Chúng tôi đã khảo sát, sẽ cải tạo bằng máy đối với 4ha có hệ thống giao thông vào đồng ruộng, 4ha còn lại sẽ có phương án hỗ trợ để người dân tự cải tạo dần. Toàn bộ hệ thống thủy lợi phục vụ nông nghiệp đã được khắc phục tạm để phục vụ  đông xuân. Về lâu dài thì có phương án của Công ty TNHH Nhà nước MTV Quản lý Khai thác công trình thủy lợi tỉnh.

Bài, ảnh: Lê Thọ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Rừng A Lưới bị cháy do sét đánh

Vụ cháy rừng ở A Lưới được xác định xảy ra vào sáng sớm 17/4, phải đến chiều cùng ngày, các lực lượng mới dập tắt. Đến ngày 18/4, các lực lượng vẫn tiếp tục kiểm tra, theo dõi nhằm ngăn chặn kịp thời lửa rừng có thể tái bùng phát.

Rừng A Lưới bị cháy do sét đánh
Bộ Tư lệnh Quân khu 4:
Kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74

Ngày 17/4, Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 4, do Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Hà, Phó Tư lệnh Quân khu làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74 Nam Đông - A Lưới.

Kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74
A Lưới đẩy mạnh phong trào Ngày Chủ nhật xanh

Phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” trên địa bàn huyện miền núi A Lưới đã nhanh chóng lan tỏa và mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần trong việc thay đổi diện mạo nông thôn, làng bản vùng biên giới; nâng cao ý thức của người dân, đồng bào thiểu số trong việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải nhựa.

A Lưới đẩy mạnh phong trào Ngày Chủ nhật xanh
A Lưới xây dựng nông thôn mới bền vững

A Lưới tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng kết nối vùng phục vụ dân sinh, sản xuất. Ưu tiên phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM), nâng cao đời sống của người dân.

A Lưới xây dựng nông thôn mới bền vững
Return to top