ClockThứ Bảy, 17/10/2015 07:14

Sản xuất thành công giống lúa kháng sâu, rầy

TTH - Các vụ lúa gần đây, ngành nông nghiệp sản xuất thành công một số giống lúa chống chịu sâu bệnh, kháng rầy lưng trắng. Tuy nhiên, việc áp dụng vào sản xuất vẫn còn hạn chế.

Kiểm tra mô hình giống lúa chất lượng cao

Nhiều ưu điểm vượt trội

Ghi nhận trên các cánh đồng lúa PC6, NH6, RG3.3… được khảo nghiệm thí điểm trong vụ hè thu 2015 mới đây, cho thấy nhiều tính năng vượt trội so với các giống lúa thông thường. Các giống mới không chỉ đạt năng suất, chất lượng sản phẩm cao, bán được giá mà còn chống chịu các loại sâu bệnh rất tốt. Trong khi các mô hình đối chứng như Khang dân, HT1… bị các loại sâu, rầy gây hại thì các giống lúa trên ít nhiễm bệnh, các loại bệnh đạo ôn, khô vằn, rầy lưng trắng hầu như không xuất hiện. Ông Cao Văn Thắng ở xã Quảng Vinh (Quảng Điền), bộc bạch: “Khi bắt tay triển khai mô hình, nông dân chúng tôi chưa thật sự tin tưởng về tính ưu việt của các giống lúa mới. Sau khi kết thúc mùa vụ, bà con thật sự bất ngờ khi các giống lúa ít nhiễm sâu bệnh, năng suất và chất lượng sản phẩm hơn so với các giống khác. Một số loại sâu bệnh nguy hiểm không xảy ra”.

Ông Trần Quang Phước, Trưởng phòng Trồng trọt-Chăn nuôi (Sở Nông nghiệp và PTNT) cho biết, trong điều kiện biến đổi khí hậu, tình hình sâu bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, việc khảo nghiệm, sản xuất thí điểm các mô hình giống lúa kháng rầy, chống chịu sâu bệnh là việc làm đang được ngành nông nghiệp quan tâm. Các vụ lúa vừa qua, ngành nông nghiệp đã khảo nghiệm, sản xuất thành công nhiều mô hình giống lúa mới chất lượng cao, có khả năng kháng rầy, chống chịu rất tốt các loại sâu bệnh đạo ôn, khô vằn, như HN6, RG3.3, PC6…

Các giống lúa NH6, PC6, RG3.3… đều có bán tại Công ty cổ phần Giống cây trồng vật nuôi tỉnh và Công ty TNHH Liên Việt (KCN Phú Đa, huyện Phú Vang). Giá các giống lúa này không quá cao so với các giống thông thường.

Gần đây, PGS, Tiến sĩ Trần Đăng Hòa cùng các cộng sự của Trường đại học Nông lâm Huế khảo nghiệm thành công các giống lúa kháng rầy lưng trắng. Đây là loại bệnh được xác định rất nguy hiểm đối với cây lúa và là tác nhân dẫn đến nhiều loại sâu bệnh khác. Qua công tác nghiên cứu, khảo nghiệm cho thấy, có đến 5 giống lúa có khả năng kháng rầy lưng trắng, thích hợp với điều kiện đất đai, khí hậu ở Thừa Thiên Huế. Đó là các giống ĐT34, Quảng Nam 1, Q5, PC6, HP28, trong đó hai giống lúa DDT34 và PC6 được xác định có mật độ rầy gây hại rất ít. Hai giống lúa này còn đạt năng suất bình quân 65 tạ/ha, sản phẩm chất lượng cao, dễ tiêu thụ, cho thu nhập mỗi năm từ 68 triệu đến 76 triệu đồng/ha. Thông qua mô hình, Trường đại học Nông lâm Huế tổ chức tuyên truyền, tập huấn và chuyển giao khoa học, kỹ thuật sản xuất các giống lúa cho người dân; đồng thời khuyến cáo bà con nên mở rộng diện tích sản xuất các giống lúa kháng rầy lưng trắng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trong điều kiện biến đổi khí hậu.

Nhân rộng sản xuất

Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Cái Văn Thám nhận định, mấy năm gần đây, tác động của biến đổi khi hậu đã ảnh hưởng khá rõ nét đến tình hình sản xuất nông nghiệp, trong đó có công tác bảo vệ thực vật. Vậy nên, việc tiếp tục nghiên cứu, khảo nghiệm mô hình sản xuất các giống lúa kháng bệnh là điều hết sức cần thiết.

Một thực tế hiện nay là, tuy hiệu quả của các giống lúa mới đã được chứng minh nhưng việc ứng dụng vào sản xuất còn khiêm tốn. Các vụ lúa sắp đến, ngành nông nghiệp tiếp tục nhân rộng các mô hình tại nhiều địa phương để làm cơ sở từng bước thay thế các giống lúa thông thường, chất lượng thấp; có chính sách hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp tiếp tục nghiên cứu, khảo nghiệm các giống lúa mới. Trong quá trình triển khai các mô hình thí điểm, các đơn vị cần có sự phối hợp với ngành bảo vệ thực vật nhằm có sự đánh giá cụ thể về khả năng chống chịu sâu bệnh, kháng rầy. Sự tham gia nghiên cứu, khảo nghiệm của ngành bảo vệ thực vật còn góp phần duy trì khả năng kháng bệnh của các giống lúa.

Cùng với các cơ quan, ban ngành, ngành nông nghiệp cần có chính sách hỗ trợ kinh phí cho Chi cục Bảo vệ Thực vật triển khai các mô hình thí điểm các giống lúa kháng bệnh. Biện pháp canh tác được chi cục quan tâm là phương thức quản lý dịch hại tổng hợp. Đây là một trong những yếu tố quản lý, bảo vệ sinh vật có ích nhằm hạn chế phát sinh các loại sinh vật có hại. Với phương thức canh tác này còn hạn chế việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất, giảm chi phí đầu tư…

Bài, ảnh: HOÀNG TRIỀU
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi, đê điều, điều phối nguồn nước và phối hợp các địa phương nạo vét các kênh mương, hồ chứa bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước phòng chống hạn mặn.

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hội viên, nông dân (HVND) Phong Sơn (Phong Điền) có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân

Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), Hội Nông dân (HND) các cấp đã giải ngân, tổ chức nhiều dự án (DA) sinh kế mang lại hiệu quả thiết thực cho hội viên, nông dân (HVND).

Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân
Return to top