ClockThứ Bảy, 03/07/2021 08:50

Sáng 3/7: TP. Hồ Chí Minh thêm 215 ca COVID-19 trong 239 ca cả nước, nhiễm cộng đồng tăng

Sáng nay 3/7, Bộ Y tế cho biết đã ghi nhận thêm 239 ca mắc COVID-19 mới, riêng TP. Hồ Chí Minh 215 ca. Tại cuộc họp chống dịch ngày 2/7 với lãnh đạo thành phố, Bộ Y tế cho biết các ca nhiễm cộng đồng tại TP. Hồ Chí Minh có xu hướng tăng cao.

Chủ có thể truyền bệnh COVID-19 cho thú nuôiHỗ trợ công tác phòng chống dịch COVID-19Tới tấp đơn hàng nhưng dệt may vẫn đối mặt nhiều nguy cơ trong đợt dịch mớiĐổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả hoạt độngDoanh nghiệp mạnh mẽ vượt qua chính mìnhChính phủ ban hành chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động khó khăn do COVID-19Điều chỉnh một số hoạt động từ ngày 1/7Phạt 7,5 triệu đồng đối với lái xe tải vi phạm các quy định phòng chống dịch COVID-19Người bệnh chờ máu giữa đại dịch COVID-19

Bản tin sáng 3/7 có 239 ca mắc mới (BN18122-18360), đều là ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (215), Phú Yên (11), Hưng Yên (10), Bạc Liêu (2), Bắc Ninh (1); trong đó 206 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.

Thông tin chi tiết các ca mắc mới:

- 11 ca bệnh (BN18122-BN18128, BN18132, BN18141, BN18144-BN18145) ghi nhận tại tỉnh Phú Yên: là các trường hợp trong khu cách ly và khu vực đã được phong tỏa. Kết quả xét nghiệm ngày 1/7 dương tính với COVID-19.

- 2 ca bệnh (BN18129-BN18130) ghi nhận tại tỉnh Bạc Liêu: có tiền sử đi về từ TP.HCM, đã chủ động khai báo y tế và được cách ly từ trước. Kết quả xét nghiệm ngày 2-7 dương tính với COVID-19. Hiện đang cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu.

- 1 ca bệnh (BN18131) ghi nhận tại tỉnh Bắc Ninh: nữ, 49 tuổi, địa chỉ tại phường Tiền An, TP. Bắc Ninh; trong khu vực phong toả. Kết quả xét nghiệm lần 4 ngày 2/7 dương tính với COVID-19. Hiện đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh.

- 10 ca bệnh (BN18133-18140, BN18142-BN18143) ghi nhận tại tỉnh Hưng Yên: là các trường hợp trong khu cách ly và khu vực đã được phong tỏa. Kết quả xét nghiệm ngày 2/7 dương tính với COVID-19. Hiện đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới cơ sở Đông Anh.

- 215 ca bệnh (BN18146-BN18360) ghi nhận tại TP.HCM: 182 ca là các trường hợp trong khu cách ly, khu vực đã được phong tỏa; 33 ca đang điều tra dịch tễ.

Tính đến 6h ngày 3/7, Việt Nam có tổng cộng 16.524 ca ghi nhận trong nước và 1.836 ca nhập cảnh. Số lượng ca mắc mới ghi nhận trong nước tính từ ngày 27-4 đến nay là 14.954 ca, trong đó có 4.621 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 13 tỉnh đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới trong cộng đồng: Yên Bái, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Tuyên Quang, Sơn La, Ninh Bình, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Phú Thọ, Hà Nam.

Có 10 tỉnh không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Nam Định, Quảng Nam, Trà Vinh, Bắc Kạn, Gia Lai, Kiên Giang, Cần Thơ, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bạc Liêu. Số ca điều trị khỏi từ đầu mùa dịch là 7.395 ca.

Có thêm gần 27.850 người được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trong ngày 2/7, tính đến 16 giờ ngày 2/7, tổng cộng đã thực hiện tiêm gần 3.842.650 liều vắc xin phòng COVID-19. Trong đó, số người đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng COVID-19 là trên 214.400 người.

Báo cáo tại cuộc họp chống dịch ngày 2/7, GS.TS Nguyễn Tấn Bỉnh - giám đốc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh - cho biết, số ca mắc mới trong thời gian vừa qua tại TP.HCM liên tục nằm ở mức 3 con số, đặc biệt có những ngày ghi nhận trên 500 trường hợp bệnh nhân.

Ông Bỉnh nhận định nguyên nhân do chủng virus Delta có đặc tính lây nhiễm mạnh. Đợt dịch này lây nhiễm, bùng phát trong hàng xóm, gia đình, nơi làm việc, đặc biệt các tòa nhà văn phòng, cơ sở chế biến thực phẩm đông lạnh...

Các ca khám bệnh lúc đầu chỉ vài ca, từ các ca chỉ điểm rồi phát hiện thêm các ổ dịch trong cụm dân cư, khu nhà trọ tại vùng ven, cụm dân cư huyện ngoại thành. Từ đây xâm lấn vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Tại cuộc họp, thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn chia sẻ tình hình dịch bệnh tại TP. Hồ Chí Minh còn phức tạp, số lượng ca mắc tăng nhanh. Dịch không chỉ khu trú tại TP. Hồ Chí Minh mà lan sang một số địa phương giáp ranh và một số tỉnh xa có mối quan hệ mật thiết với TP. Hồ Chí Minh, mối giao thương hai chiều cũng tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh từ cả hai địa phương.

Bên cạnh đó, các ca nhiễm cộng đồng bắt đầu có xu hướng xảy ra cao gây nhiều khó khăn cho công tác phòng chống dịch COVID-19 tại TP. Hồ Chí Minh.

Qua đánh giá, thảo luận với các điểm cầu quận huyện cho thấy, việc tổ chức công tác xét nghiệm triển khai đồng bộ từ tổ chức lấy mẫu, thực hiện xét nghiệm, hợp mã để trả kết quả còn nhiều vấn đề phải khắc phục. Công tác truy vết trong thời gian vừa qua chưa đạt được như mong đợi, khu cách ly, khu phong tỏa vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

Với các khu cách ly do quận, huyện và TP. Thủ Đức tổ chức, ông Nguyễn Thành Phong - chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh- yêu cầu không tổ chức cách ly tại trường học đặc biệt là các trường tiểu học, các khu cách ly cần đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về cơ sở vật chất, điều kiện vệ sinh, được lắp đặt camera… theo đúng các quy định.

Ông Phong yêu cầu các địa phương xem xét việc chọn sử dụng các nhà khách, khách sạn trên địa bàn, các khu nhà tái định cư… để tổ chức cách ly, các quận, huyện cần nghiên cứu, hướng dẫn của Bộ Y tế về cách ly F1 tại nhà.

Đối với vấn đề thu dung điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh cho biết hiện Thành phố đã chuẩn bị phương án 10.000 giường, đồng thời cũng sẽ có kế hoạch mở rộng quy mô để sẵn sàng ứng phó với các diễn biến của dịch bệnh trong thời gian tới.

Theo Tuổi trẻ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát hiện ca bệnh sốt rét ngoại lai trở về từ Angola

Ngày 12/3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết đang phối hợp theo dõi một ca bệnh sốt rét ngoại lai tại Khoa Hồi sức cấp cứu tích cực, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế. Các y bác sĩ tiếp tục điều trị do bệnh nhân đang mang thai 19 tuần tuổi.

Phát hiện ca bệnh sốt rét ngoại lai trở về từ Angola
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Return to top