ClockThứ Bảy, 13/04/2019 06:04

Sáng nhưng phải đẹp & hài hòa

TTH - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phan Ngọc Thọ khẳng định như thế khi trao đổi với chúng tôi về kế hoạch làm cho Huế sáng hơn (trong kế hoạch xanh-sạch-sáng).

Chiếu sáng đôi bờ sông HươngDiện mạo đô thị Huế sẽ sáng đẹp hơnChiếu sáng mỹ thuật xung quanh Hoàng Thành

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ. Ảnh: PHAN THÀNH

Cũng theo Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ: Dù chưa có kế hoạch tổng thể, song tỉnh đã xây dựng các kế hoạch nhỏ để chiếu sáng đô thị Huế. Trước tiên tập trung cho khu vực Đại Nội và Kỳ Đài. Riêng Kỳ Đài đã có doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí đầu tư hệ thống chiếu sáng, còn Đại Nội hiện tỉnh đã phê duyệt chủ trương chiếu sáng và đang hoàn tất các thủ tục tổ chức đấu thầu để triển khai chiếu sáng trong thời gian tới. Khi thực hiện chiếu sáng hàng đêm, tỉnh dự kiến sẽ kết hợp cùng việc trồng hoa ở một số khu vực xung quanh làm điểm nhấn cho Đại Nội, để khách đến thăm Đại Nội vào ban đêm sẽ có thêm điểm “check-in”.

Tỉnh cũng đang nghiên cứu các phương án để chiếu sáng hai cầu Trường Tiền và Phú Xuân theo hướng chiếu sáng nghệ thuật. Làm sao để vừa đảm bảo chiếu sáng nhưng phải đẹp và hài hòa. Quan điểm của tỉnh là chiếu sáng theo hướng lung linh, rực rỡ nhưng không gây “ô nhiễm” ánh sáng, nghĩa là không quá sáng, chói, ảnh hưởng người đi đường và làm mất vẻ đẹp vốn có của đô thị Huế.

Còn ở các tuyến đường thì thế nào, thưa ông?

Chúng tôi đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương liên quan tiến tới thay toàn bộ hệ thống quảng cáo biển lớn sang quảng cáo bằng hệ thống chiếu sáng đèn led. Cùng với đó, thông qua Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh sẽ quản lý toàn bộ nội dung quảng cáo của các đơn vị để tránh những quảng cáo chưa đúng với thuần phong mỹ tục, văn hóa Huế. Tỉnh cũng cương quyết loại bỏ các loại hình quảng cáo bằng pano treo từ cột điện này sang cột điện khác và các loại hình quảng cáo dán, treo tờ rơi… làm mất mỹ quan đô thị. Hiện đã có một vài doanh nghiệp thay đổi cách thức quảng cáo bằng màn hình led như ở ngã sáu Hùng Vương-Lê Quý Đôn-Hà Nội góp phần làm sáng cho đô thị Huế.

Chiếu sáng cho đô thị Huế phải hài hòa và tạo dấu ấn riêng. Ảnh: THANH TOÀN

Điều đó có nghĩa là kế hoạch chiếu sáng của tỉnh đã có sự đồng hành, hưởng ứng của doanh nghiệp và người dân?

Đúng vậy! Tỉnh luôn chủ trương xã hội hóa trong nhiều kế hoạch trong đó có chiếu sáng. Khi triển khai kế hoạch “Xanh-sạch-sáng”, tỉnh luôn nhận được sự đồng hành, hưởng ứng tích cực của người dân, doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức đoàn thể… Riêng kế hoạch chiếu sáng đã nhận được sự đồng hành của doanh nghiệp, người dân từ rất lâu.

Tỉnh đã vận động các tòa nhà có chiều cao từ 7 tầng trở lên chiếu sáng hàng đêm để làm sáng cho đô thị. Hiện có một số doanh nghiệp đã hưởng ứng như VNPT, Viettel…

TP. Huế cũng vận động cơ quan, doanh nghiệp, người dân sáng đèn phía trước nhà những dịp lễ, tết, festival… Tuy nhiên, sự hưởng ứng dù có song vẫn chưa được nhiều. Điều này cũng có thể hiểu bởi do kinh phí chiếu sáng còn khá lớn, doanh nghiệp muốn chiếu sáng cũng cần phải cân đối nguồn cụ thể.

Ông vừa nói đến công tác xã hội hóa trong chiếu sáng ở các trục đường chính của TP. Huế. Vậy ở các khu đô thị mới, vùng giáp ranh TP. Huế thì thế nào?

Ở Khu đô thị mới An Vân Dương hoặc các dự án đô thị khác, khi triển khai đầu tư tỉnh đều kêu gọi sự hưởng ứng của doanh nghiệp trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, trong đó có chiếu sáng. Nhờ thế, gần như khu vực nào có doanh nghiệp, việc đầu tư đèn điện chiếu sáng cũng được triển khai. Rõ ràng, ngoài sự đầu tư của Nhà nước có sự đồng hành của doanh nghiệp. Riêng các khu vực giáp ranh, tỉnh cũng chỉ đạo chiếu sáng kết nối để đảm bảo đường phố, quốc lộ luôn sáng đèn hàng đêm.

Chiếu sáng cho đô thị Huế phải đảm bảo tiêu chí hài hòa, đẹp và không bị “ô nhiễm ánh sáng”. Ảnh: THANH TOÀN

Sắp tới, tỉnh còn chỉ đạo đơn vị chiếu sáng triển khai chiếu sáng từ khu vực cầu Vượt đến Phú Bài. Hiện, các đơn vị, doanh nghiệp liên quan đang tiến hành chỉnh trang khu vực cánh đồng Thanh Lam, kết hợp trồng sen và chỉnh trang một đoạn dưới chân cầu Vượt để làm đẹp đô thị kết nối khu vực phía Nam TP. Huế. Đây cũng là điểm nhấn mới cho đô thị Huế trong năm nay.

Khi triển khai chương trình “Xanh-sạch-sáng”, tỉnh có ưu tiên bố trí thêm nguồn kinh phí cho việc chiếu sáng hàng năm?

Kinh phí dành cho chiếu sáng đều dựa trên cơ sở kế hoạch mà các địa phương đã xây dựng để bố trí. Riêng trong năm nay tỉnh đã dành thêm kinh phí để bố trí cho việc chiếu sáng ở Đại Nội hàng đêm. Song, chủ trương của tỉnh sắp tới sẽ không bao cấp việc chiếu sáng đô thị mà tiến hành đấu thầu chiếu sáng. Tỉnh sẽ thuê các doanh nghiệp chiếu sáng trọn gói trên cơ sở đấu thầu. Doanh nghiệp nào đáp ứng các yêu cầu của tỉnh và có kinh phí rẻ nhất, tốt nhất sẽ được lựa chọn. Không chỉ chiếu sáng, một số lĩnh vực khác như thu gom rác, vận hành Nhà máy xử lý nước thải tỉnh cũng sẽ áp dụng phương pháp này trong thời gian tới để vừa giảm chi phí cho ngân sách, vừa đảm bảo vận hành tốt hơn.

Có vẻ như bài toán “ngân sách” làm khó các kế hoạch chiếu sáng đô thị và chiếu sáng nghệ thuật, phải không thưa ông?

Đúng thế! Chúng ta đang thực hiện chủ trương của Chính phủ về tiết giảm chi phí tiêu thụ điện năng. Làm thế nào để vừa đảm bảo chiếu sáng nhưng phải tiết kiệm chi phí, tiết kiệm điện năng luôn là bài toán khó không chỉ với tỉnh mà cả với các doanh nghiệp, cơ quan…

Dù doanh nghiệp hạch toán độc lập, dựa vào hiệu quả sản xuất kinh doanh, song để hưởng ứng chủ trương chiếu sáng, họ cũng phải tính toán cân đối thu chi, không thể dành nguồn chi quá nhiều cho chiếu sáng mà ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh hoặc các quyền lợi của người lao động. Do vậy, dù chúng tôi luôn kêu gọi sự đồng hành của doanh nghiệp, song vẫn rất thông cảm với những doanh nghiệp khó khăn nhưng cũng không vì thế mà bỏ qua cho những doanh nghiệp thờ ơ, đứng ngoài cuộc…

Hẳn là cái khó đó sẽ không “bó cái khôn”?

Dù là “bài toán khó” song không phải vì thế mà tỉnh không có cách để chiếu sáng cho đô thị mà vẫn đảm bảo các mục tiêu đẹp, hài hòa. Đó là chủ trương thay toàn bộ hệ thống chiếu sáng bằng đèn led để tiết giảm điện năng và thay đổi cách vận hành, điều hành bằng cảm biến, hệ thống tự động cắt giảm, điều chỉnh ánh sáng để tiết kiệm điện nhưng vẫn đảm bảo ánh sáng. Hiện, đơn vị vận hành chiếu sáng trên địa bàn TP. Huế là Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Huế đã áp dụng phương pháp này và hàng năm tiết giảm được nguồn ngân sách đáng kể. Các đô thị vệ tinh cũng đang triển khai áp dụng và đem lại hiệu quả thiết thực. Song về lâu dài, giải pháp căn cơ nhất vẫn là triển khai đấu thầu chiếu sáng như đã nêu.

Xin cảm ơn ông!

Tâm Huệ (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khảo sát mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Chiều 15/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh cùng các đơn vị liên quan đã có buổi khảo sát nhằm phục vụ công tác chuẩn bị đầu tư Dự án (DA) mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Khảo sát mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn
Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân

Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), Hội Nông dân (HND) các cấp đã giải ngân, tổ chức nhiều dự án (DA) sinh kế mang lại hiệu quả thiết thực cho hội viên, nông dân (HVND).

Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân
Đầu tư gần 152 tỷ đồng xây dựng tuyến đường đô thị mới La Sơn

Sáng 6/4, lãnh đạo huyện Phú Lộc thông tin, bằng nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, huyện Phú Lộc đang triển khai xây dựng dự án (DA) tuyến đường đô thị mới La Sơn (Lộc Sơn) với kinh phí gần 152 tỷ đồng. DA giao trách nhiệm cho BQL Đầu tư Xây dựng khu vực huyện Phú Lộc làm chủ đầu tư.

Đầu tư gần 152 tỷ đồng xây dựng tuyến đường đô thị mới La Sơn
“Năng lượng” mới

Cuối tuần này sẽ diễn ra hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và quy hoạch đô thị chung Thừa Thiên Huế đến năm 2045, định hướng đến năm 2065. Đây được xem là dấu mốc trong hành trình xây dựng Thừa Thiên Huế khởi đầu một giai đoạn phát triển bền vững với chiến lược đánh thức nguồn “năng lượng” mới.

“Năng lượng” mới
Return to top