ClockThứ Bảy, 04/11/2017 07:15

Sáng sớm 4/11, bão số 12 giật cấp 15 trên đất liền các tỉnh Phú Yên đến Bình Thuận

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, dự báo khoảng sáng sớm 4/11, bão số 12 sẽ đi vào đất liền các tỉnh từ Nam Phú Yên đến Bắc Bình Thuận với sức gió mạnh nhất cấp 11 - 12, giật cấp 15.

Sơ đồ dự báo hướng di chuyển của bão số 12. Ảnh: KTVN

Đến 7 giờ ngày 4/11, bão ở trên đất liền các tỉnh từ Phú Yên đến Ninh Thuận với sức gió mạnh nhất cấp 12 (115 - 135 km/giờ), giật cấp 15.

Sau đó, bão suy yếu thành một vùng áp thấp. Đến 19 giờ ngày 4/11, áp thấp nhiệt đới trên khu vực miền Nam Campuchia với sức gió giảm xuống cấp 6 (40 - 50 km/giờ), giật cấp 8.

Vùng biển từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận, đảo Lý Sơn, Phú Quý, gió mạnh dần lên cấp 8 - 10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11 - 12, giật cấp 15; biển động dữ dội. Vịnh Bắc Bộ, vùng biển các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam có gió mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 9; khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 7 - 8, giật cấp 10. Biển động mạnh.

Nước dâng do bão ở ven biển các tỉnh từ Phú Yên đến Ninh Thuận từ 0,5 - 1,0m. Sóng vùng tâm bão 6 - 8m, ven bờ Quảng Ngãi đến Bình Thuận 3 - 5m. 

Từ đêm 3/11, trên đất liền ven biển các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận có gió mạnh dần lên cấp 10 - 12, giật cấp 15, các khu vực sâu hơn trong đất liền, bao gồm cả Nam Tây Nguyên có gió mạnh cấp 7 - 9, giật cấp 11. Khu vực ven biển các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Thuận có gió mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 9.

Ngày 4/11, miền Đông Nam Bộ có gió giật cấp 6 - 8. Rủi ro thiên tai cấp 3; riêng các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận cấp 4.

Các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Thuận có mưa rất to đến đặc biệt to. Đêm 3/11, nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng cục bộ ở vùng trũng thấp tại các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định; đặc biệt ở các huyện Trà Bồng, Sơn Tây, Sơn Hà, Ba Tơ, Minh Long (Quảng Ngãi); Vân Canh, An Lão, Vĩnh Thạnh, Hoài Ân, Phù Cát, Hoài Nhơn, Tuy Phước (Bình Định).

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 7: Điểm hẹn đảo đá Tây A

Đảo Đá Tây A nhìn từ xa như một chiếc bè lớn giữa biển khơi, nhưng khi đến gần, nhận ra ngay sự sống sôi động, sung túc từ những vườn cây, cho đến ánh mắt người và nụ cười của trẻ thơ. Điều bất ngờ là khi chúng tôi vừa đặt chân lên đảo, tiếng gà gáy sáng chợt vang lên kiêu hãnh. Từ lâu, đảo Đá Tây A được xem là điểm hẹn của ngư dân Việt Nam trên biển.

Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 7 Điểm hẹn đảo đá Tây A
Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 6: Đảo chìm Cô Lin, ngọn lửa quyết tử còn cháy mãi

Cuộc đánh chiếm đảo Cô Lin của kẻ thù vào năm 1988 đã thất bại trước sự anh dũng, kiên cường, bất khuất của các chiến sĩ Hải quân. Hình ảnh con tàu HQ 505 huyền thoại bốc cháy thành ngọn lửa quyết tử để giữ được đảo Cô Lin luôn in hằn trong trí nhớ người dân Việt Nam. Cô Lin ngày xưa kiên cường, Cô Lin ngày nay luôn chắc tay súng, thường trực cảnh giác để canh giữ trời biển. Gió biển vẫn mát rượi thổi vào đảo như tình yêu quê hương…

Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 6 Đảo chìm Cô Lin, ngọn lửa quyết tử còn cháy mãi
Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 3: Đảo xanh Song Tử Tây

Bốn giờ sáng, chúng tôi lên boong, tàu chầm chậm tiếp cận đảo Song Tử Tây. Trong tờ mờ sương, đảo hiện ra dưới ánh trăng thượng huyền lá lúa. Ánh đèn của ngọn hải đăng đang nhấp nháy, báo hiệu cuộc sống bình yên của cư dân trên đảo. Rồi bình minh, Song Tử Tây hiện lên trong nắng một đô thị xanh, rất đẹp giữa trùng khơi sóng vỗ.

Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 3 Đảo xanh Song Tử Tây
Return to top