ClockThứ Năm, 21/04/2022 06:30

Sáng tạo, vượt khó

TTH - Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm chi phí, mang lại hiệu quả trong lao động sản xuất đã và đang được các cấp công đoàn trong tỉnh vận động cán bộ, đoàn viên, người lao động tích cực thi đua thực hiện.

'Cởi trói' bảo trì đường bộSinh động nhiều mô hình học BácPhát huy tinh thần sáng kiến, cải tiến kỹ thuật

LĐLĐ TP. Huế ký kết thực hiện các phong trào thi đua

Những sáng kiến giá trị

Khi Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP. Huế phát động chương trình “1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19” của Tổng LĐLĐ Việt Nam, anh Trần Ngọc Vĩ, Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí – Xây lắp, Công ty CP Môi trường và Công trình Đô thị Huế liền tham gia.

Đề tài anh Vỹ đăng ký là “Nghiên cứu tiết kiệm chi phí sản xuất trong công tác sửa chữa và bảo dưỡng các phương tiện - thiết bị xe ô tô cơ giới chuyên dùng và máy móc phục vụ cho công tác vận chuyển của đơn vị”. Anh Vỹ cho biết, là người đứng đầu xí nghiệp, anh luôn trăn trở làm thế nào để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà công ty tin tưởng giao phó. “Nghiên cứu, cải tiến các phương tiện, thiết bị chuyên dùng để giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho người lao động luôn được tôi tập trung thực hiện”, anh Vỹ chia sẻ.

Với sáng kiến này, anh Vỹ đã gia công lắp đặt mới bộ tời cẩu xuồng đựng rác dung tích 10m3 cho xe cuốn ép 3 chức năng trong 1. Chi phí cải tiến lắp đặt thấp, nhưng hiệu quả mang lại khá lớn. Anh Vỹ cho biết, sau khi cải tiến, thay vì xe cuốn ép chở mỗi lần một xuồng rác thì nay cuốn ép được 5 xuồng một lần chở, vừa tiết kiệm được công vận chuyển vừa tiết kiệm được nhiên liệu tiêu hao. Sáng kiến này của anh Vỹ giúp công ty tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng/năm.

Với sáng kiến “Trạm bảo vệ rừng lắp ghép”, anh Lê Nguyên Bảo, Phó Trưởng phòng Tài vụ Công ty TNHH nhà nước MTV Lâm nghiệp Nam Hòa cũng giúp công ty làm lợi hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Anh Bảo cho biết, việc xây dựng các trạm để bảo vệ khu vực rừng tự nhiên luôn là một vấn đề nan giải cho công ty, do các trạm bảo vệ thường xây dựng các vị trí trọng yếu, nằm trong rừng sâu, có nơi không có đường đi cũng như phương tiện để vận chuyển vật liệu.

Ngoài tiết kiệm kinh phí, sáng kiến “Trạm bảo vệ rừng lắp ghép” còn dễ thi công, không đòi hỏi nhân công có tay nghề và khi cần thiết có thể tháo để chuyển sang vị trí khác.

Ông Trần Quang Vinh, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLD tỉnh cho biết, năm 2021, LĐLĐ tỉnh tổ chức phong trào thi đua “Công nhân lao động nỗ lực, vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch CCOVID-19” và hưởng ứng chương trình “75 nghìn sáng kiến vượt khó, phát triển” do Tổng LĐLĐ Việt Nam phát động, thu hút 880 sáng kiến. Nhiều sáng kiến và đề tài nghiên cứu được các cấp có thẩm quyền công nhận, được áp dụng vào sản xuất và đời sống, mang lại hiệu quả cao, góp phần tiết kiệm thời gian, kinh phí đầu tư, chi phí sản xuất cho các cơ quan, đơn vị, làm lợi hàng tỷ đồng.

Tiếp tục lan tỏa

Tiếp nối chương trình “75 nghìn sáng kiến, vượt khó, phát triển”, ngay khi nhận được kế hoạch tổ chức chương trình “1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19”  của Tổng LĐLĐ Việt Nam, LĐLĐ tỉnh phát động trong các cấp công đoàn; tập trung tuyên truyền, vận động cán bộ, đoàn viên, người lao động tích cực hưởng ứng tham gia với tinh thần mỗi cán bộ, đoàn viên, người lao động phải nỗ lực vượt khó, không ngừng sáng tạo, đóng góp cho sự phát triển của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; phấn đấu ít nhất 10% tổng số đoàn viên công đoàn trên địa bàn toàn tỉnh có sáng kiến hưởng ứng chương trình “1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19".

Bà  Hồ Thị Đoan Trang, Chủ tịch LĐLĐ TP. Huế cho biết, đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn thành phố có nhiều đoàn viên, người lao động tham gia đăng ký dự thi. “Từ nay đến hết tháng 5/2022, LĐLĐ TP phấn đấu toàn thành phố sẽ có trên 400 sáng kiến đăng ký tham gia chương trình 1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19”, bà Trang cho biết.

Ông Trần Quang Vinh yêu cầu, các cấp công đoàn phải coi chương trình là nhiệm vụ trọng tâm và nỗ lực để đạt được mục tiêu đề ra. Các ban cần phân công cán bộ công đoàn theo dõi, hỗ trợ đoàn viên công đoàn cơ sở. LĐLĐ huyện, ngành cần xây dựng kế hoạch chi tiết, bài bản, triển khai chương trình đến từng đoàn viên, xác định số lượng sáng kiến tối thiểu ở từng giai đoạn, từng đơn vị, tập trung công tác tuyên truyền, cập nhật kết quả tham gia, kịp thời ghi nhận, động viên để tạo sự thi đua, đặc biệt ở nhóm sáng kiến tại các doanh nghiệp.

Bài, ảnh: Hải Thuận

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp tục phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”

Sáng 16/4, Đảng ủy Quân sự tỉnh tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận (KL) số 01 của Bộ Chính trị khoá XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị khoá XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và 2 năm thực hiện Nghị quyết (NQ) số 847 của Quân uỷ Trung ương về phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới.

Tiếp tục phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Nghệ thuật Gỗ Óc Chó Việt Á Đông: Khi Sáng Tạo Gặp Chất Lượng

Những năm trở về đây, gỗ óc chó trở thành tâm điểm trong lĩnh vực nội thất và tạo được sức hút đặc biệt khi xuất hiện trong nhiều công trình dự án đẳng cấp. Gỗ óc chó không chỉ đẹp về mặt màu sắc và vân gỗ, mà còn là biểu tượng của sự cao quý và tinh hoa của văn hóa Á Đông.

Nghệ thuật Gỗ Óc Chó Việt Á Đông Khi Sáng Tạo Gặp Chất Lượng
Return to top