ClockThứ Tư, 18/04/2018 14:30

“Sáng” từ đôi tay

TTH - Những người khiếm thị đã dùng đôi tay để thắp sáng cuộc đời mình...

Tìm ra phương pháp chữa mù bằng vàng và titaniumTiếp thị bảo hiểm xã hội tự nguyệnKhó xóa mù cho người khiếm thịThi kỹ năng đọc- viết chữ BrailleNgười thầy đầu tiên của trẻ khiếm thị

Người khiếm thị dùng đôi tay để lao động, thắp sáng cho cuộc đời mình

Anh Nguyễn Tín, hội viên Hội Người mù (HNM) xã Quảng Thọ, Quảng Điền, từ nguồn vốn vay ưu đãi 20 triệu đồng đã từng bước tăng gia sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Anh Tín chia sẻ: “Bắt đầu với việc chăn nuôi lợn thịt và lợn nái, vợ chồng tôi mở thêm cửa hàng gas. Đến giờ cuộc sống gia đình ấm no, kinh tế ngày càng khấm khá. Đó là niềm hạnh phúc lớn của tôi”. Anh là một trong số những gương điển hình tiên tiến phát triển kinh tế từ nguồn vốn vay của HNM.

Ông Lê Văn Lộc, Chủ tịch HNM tỉnh cho biết, dạy nghề, tạo việc làm và hỗ trợ cho vay vốn sản xuất, kinh doanh là những việc HNM tỉnh luôn ưu tiên thực hiện nhằm giúp hội viên có thu nhập, ổn định cuộc sống. Đồng thời, đào tạo nghề còn mở ra cánh cửa để họ giao lưu, hòa nhập với cộng đồng.

Nhằm trang bị kiến thức cho hội viên trong phát triển chăn nuôi, sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, hội đã tổ chức các buổi hội thảo khuyến nông cho hội viên bằng kinh phí trích từ ngân sách và tự vận động, nắm bắt nhu cầu đời sống hội viên, kiểm tra, hướng dẫn hội viên sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, hiệu quả. Được vay vốn, được học tập nâng cao kiến thức nên hội viên rất phấn khởi, tích cực tham gia lao động sản xuất cải thiện đời sống, đã có nhiều gia đình hội viên thoát nghèo vươn lên làm giàu, thành công với các mô hình chăn nuôi, trồng trọt cho hiệu quả kinh tế cao.

HNM đã mở 52 khóa dạy nghề cho hơn 700 lượt học viên và nhiều lớp tập huấn nâng cao kỹ năng nghề xoa bóp. Với vai trò quản lý Công ty TNHH MTV Niềm tin 17.4, 3 hợp tác xã, 4 cơ sở sản xuất, 3 cơ sở dịch vụ xoa bóp thu hút hơn hàng trăm lao động, hội đã tạo ra nguồn thu nhập khá ổn định cho các hội viên.

Năm 2018, Công ty TNHH MTV Niềm tin 17.4 tiếp tục ký hợp đồng với Công ty ươm giống cây trồng lâm nghiệp của Pháp để sản xuất 50.000 sản phẩm mây tre đan xuất khẩu, giải quyết cho hàng ngàn lượt lao động, kể cả lao động nông thôn trong thời điểm nông nhàn. Mành tre được làm bằng nguyên liệu tre tươi, phơi nắng, sau đó xử lý hóa chất sấy khô, đóng gói để không bị mối mọt. Dùng đôi bàn tay để cảm nhận từng đường nét mà mình đã đan, thể hiện sự khéo léo của người khiếm thị. Mỗi sản phẩm sản xuất ra đều qua kiểm định chất lượng chặt chẽ, tạo niềm tin với khách hàng.

Cùng với nghề sản xuất thủ công, hiện nay, nghề xoa bóp tẩm quất của người khiếm thị cũng phát triển khá tốt. Công ty thường xuyên trang bị kiến thức, nâng cao nghiệp vụ tay nghề cho đội ngũ nhân viên xoa bóp, tiếp cận đối tác thiết lập và thực thi dự án mở lớp nâng cao kỹ năng sử dụng chữ Braile, tiếng Anh trong giao tiếp, phục hồi chức năng về giao tiếp ứng xử, phòng chống lạm dụng tình dục trong hành nghề xoa bóp, nâng cao kỹ năng nghề xoa bóp. Dịch vụ massage của người khiếm thị có nhiều ưu điểm, như giá cả phải chăng, phục vụ lành mạnh, tận tâm, chu đáo. Khách hàng thường tìm đến để thư giãn, chống stress, phục hồi sức khỏe hay chữa bệnh.

Anh Nguyễn Thành Duy là người đã tham gia khóa học massage do hội mở lần đầu tiên và theo học nhiều khóa nâng cao về vận động xương khớp. Đến nay, anh là một nhân viên massage lành nghề với nhiều năm kinh nghiệm, thu nhập của anh từ 3 – 3,5 triệu đồng/tháng, đồng thời còn giữ vai trò hỗ trợ những bạn học viên mới ra nghề. “Mình tối đôi mắt, nhưng có thể dùng đôi tay để “nhìn”, để lao động, tự nuôi sống được bản thân. Đôi tay đã thắp sáng cho cuộc đời mình”, anh chia sẻ.

Theo ông Lê Văn Lộc, thời gian đến, hội sẽ hướng người khiếm thị sau khi được đào tạo nghề tự khởi nghiệp để phát triển kinh tế gia đình. “Từ thực tế, rất nhiều người khiếm thị đã thành công trong con đường khởi nghiệp như tăng gia sản xuất tại gia đình, mở các tiệm massage từ nghề được đào tạo tại trung tâm, không chỉ tạo việc làm cho bản thân mà còn tạo việc làm cho nhiều người khác”, ông Lộc cho biết.

Bài, ảnh: Phước Ly

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp sức cho hội viên mù, khiếm thị

Không chỉ đẩy mạnh công tác hỗ trợ vay vốn, với hiệu quả từ việc tạo đà cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, Hội Người mù (HNM) huyện Phong Điền đã đồng hành, tiếp sức, từ đó góp phần nâng cao thu nhập và chất lượng sống cho hội viên mù, khiếm thị trên địa bàn.

Tiếp sức cho hội viên mù, khiếm thị
Thúc đẩy sinh kế cho người mù, người khiếm thị

Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo so với năm 2022 giảm hơn 4,6%, đó là quả ngọt từ việc thực hiện hiệu quả công tác chăm lo đời sống, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho hội viên người mù, khiếm thị của Hội Người mù (HNM) tỉnh.

Thúc đẩy sinh kế cho người mù, người khiếm thị
Chị Thanh vượt khó

Vượt qua hoàn cảnh ngặt nghèo, nỗ lực vươn lên để trở thành chỗ dựa vững vàng cho bốn người con của mình, chị Trần Thị Thanh đã mang đến hạnh phúc cho bản thân và tiếp thêm động lực cho nhiều người mù, người khiếm thị chung cảnh ngộ.

Chị Thanh vượt khó
Cải thiện đời sống cho người khiếm thị

Tiếp tục tăng cường cơ hội và nâng cao vị thế cho người mù, người khiếm thị là mục tiêu được Hội Người mù (HNM) tỉnh chia sẻ vào chiều 1/12 trong lễ tọa đàm nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Người khuyết tật (NKT) 3/12.

Cải thiện đời sống cho người khiếm thị
Return to top