ClockThứ Hai, 14/03/2016 14:46

Sắp xếp, sáp nhập, giải thể 11 tổ chức tài chính trong năm 2015

Trong năm 2015, 11 tổ chức tài chính đã được sắp xếp, sáp nhập, giải thể để nâng cao tính minh bạch, tăng cường quản trị rủi ro.

Năm 2015, Việt Nam đã đạt thành tựu kép, vừa kiểm soát lạm phát (0,63%) và duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Năm 2016, dự báo mức tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 6,7-6,8%, CPI từ 3-3,5%. Đây là một số thông tin đưa ra tại Hội thảo Công bố Báo cáo tổng quan thị trường tài chính năm 2015, do Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia tổ chức sáng 14/3 tại Hà Nội.

Theo báo cáo, hạ tầng tài chính Việt Nam được củng cố tích cực với việc sắp xếp, sáp nhập, giải thể 11 tổ chức tài chính, nâng cao tính minh bạch, tăng cường quản trị rủi ro. Năm 2015, gần 800.000 tỷ đồng tương đương gần 19% GDP đã cung ứng cho nền kinh tế thông qua kênh tín dụng ngân hàng, phát hành cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường vốn.

Khách hàng chờ đợi tại quầy phát số và chỉ dẫn phòng đăng ký kinh doanh tại Sở KH-ĐT TPHCM. (Ảnh minh họa: SGGP)

Báo cáo cũng chỉ rõ nền kinh tế đang đối mặt nhiều khó khăn, thách thức. Nền kinh tế vẫn tăng trưởng chủ yếu dựa vào khối doanh nghiệp FDI; nợ công tiếp tục tăng nhanh, bội chi ngân sách nhà nước lớn.

Dự báo năm 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể cải thiện do các hiệp định thương mại tự do được ký kết và triển khai thực hiện. Ổn định kinh tế vĩ mô có điều kiện thuận lợi để tiếp tục duy trì; hệ thống tổ chức tín dụng có nhiều triển vọng, cả về tăng trưởng cũng như huy động vốn; kiểm soát nợ xấu ở mức thấp (dưới 3%).

Tuy nhiên nền kinh tế có thể phải đối mặt những rủi ro như giá nhiên liệu và hàng hóa chủ chốt vẫn biến động thất thường. Khu vực nông nghiệp tăng trưởng chậm, tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu nhiều lĩnh vực còn chậm.

Cũng tại hội thảo sáng 14/3, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia chính thức công bố việc áp dụng các chỉ số dẫn báo kinh tế và là cơ quan đầu tiên ở Việt Nam áp dụng chỉ số dẫn báo để dự báo kinh tế vĩ mô. Chỉ số dẫn báo kinh tế này được Ủy ban nghiên cứu, xây dựng dựa trên mô hình của OECD, có sự điều chỉnh phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công bố quyết định thành lập Trường Cao đẳng Huế

Chiều 15/3, UBND tỉnh tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Trường Cao đẳng Huế theo Quyết định số 147 ngày 05/2/2024 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH); đồng thời, công bố và trao các quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng nhà trường.

Công bố quyết định thành lập Trường Cao đẳng Huế
Sắp xếp ổn định dân cư các vùng thiên tai

Do nguồn lực còn khó khăn dẫn đến việc đầu tư các công trình ứng phó sạt lở, di dân tái định cư (TĐC) an toàn trên địa bàn tỉnh vẫn còn hạn chế. Mới đây, Sở NN&PTNT sau khi rà soát, tổng hợp đã hoàn thiện kế hoạch bố trí dân cư giai đoạn 2023-2025 và định hướng đến năm 2030, nhằm ổn định dân cư vùng thiên tai.

Sắp xếp ổn định dân cư các vùng thiên tai
Chấn chỉnh, sắp xếp bố trí sử dụng vỉa hè ở phố đi bộ Hai Bà Trưng

Vừa qua, hàng chục hộ kinh doanh thuê mặt bằng ở vỉa hè phố đi bộ Hai Bà Trưng từ vị trí Tòa nhà VNPT đến Trung tâm giao dịch khách hàng của VNPT Thừa Thiên Huế bức xúc khi Công ty CP Tân Hà WINPRO (đơn vị cho thuê mặt bằng) đã bị UBND phường Vĩnh Ninh chấm dứt bố trí sử dụng dụng vỉa hè nhưng không thông báo, khiến việc kinh doanh bị ngưng trệ.

Chấn chỉnh, sắp xếp bố trí sử dụng vỉa hè ở phố đi bộ Hai Bà Trưng
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Tại sao quá trình mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) cần phải có luật sư?

Thuật ngữ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) đang dần trở nên phổ biến trong đời sống của người dân Việt Nam. Tuy nhiên có không ít người chưa thực sự hiểu tại sao hoạt động này cần phải có sự tham gia của luật sư. Nếu bạn cũng đang có những thắc mắc tương tự, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để được giải đáp nhé!

Tại sao quá trình mua bán và sáp nhập doanh nghiệp M A cần phải có luật sư

TIN MỚI

Return to top