ClockChủ Nhật, 30/09/2018 07:40

Sạt lở - Nỗi lo của cư dân ven bờ Ô Lâu

TTH - Xói lở đất đai bờ sông Ô Lâu, gây nguy hiểm về nhà cửa, tài sản, tính mạng mỗi khi mùa mưa lũ đến...là nỗi lo của các hộ dân sống tại khu vực từ cầu Máng, Mỹ Xuyên đến làng cổ Phước Tích...

Bờ sông tiếp tục sạt lởKhẩn trương tái định cư vùng lũKè trăm tỷ “chạy nước rút ”Kênh mương thủy lợi sạt lở, xuống cấp

Mặc dù đã trông tre và những cây khác để giữ đất, nhưng mỗi mùa mưa lũ, bờ sông lại xói lở kéo theo nhiều cây cối xuống sông

Ông Trần Tuấn, trú thôn Đông Thượng, xã Phong Hòa cho biết, những năm gần đây, mỗi mùa mưa lũ về là gia đình ông nơm nớp lo sợ. Sợ đất đai theo dòng lũ trôi tuột xuống sông Ô Lâu, kéo theo vườn tược, nhà cửa. Bờ sông trước đây ngoài xa, nay đã lấn vào vườn 10m với chiều dài 20m và chỉ còn cách ngôi nhà khoảng 6 m. 200m2 đất vườn của gia đình ông đã trôi xuống sông.

Ông Trần Tuấn cho rằng, xói lở bờ sông Ô Lâu đã làm 200m2 đất của gia đình ông trôi xuống sông

Cách đó không xa, hộ ông Hoàng Tấn Thi, thuộc thôn Cang Cư Nam cũng lo âu không kém. Ông Thi cho rằng, nếu các cấp chính quyền không sớm xây dựng kè thì nhà của các hộ dân nơi đây sẽ trôi tuột hết xuống sông. Hiện nay, bờ sông chỉ cách nhà ông 5m; có nhà chỉ còn cách 3m. Mỗi mùa mưa lũ làm xói lở đất đai, nhà cửa rạn nứt, do kết cấu phần móng nhà bị sụt lún; nhiều hộ gia đình phải chuyển đi ở nhờ nơi khác, bởi mất an toàn.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, năm 2014-2015, UBND tỉnh đã đầu tư xây dựng bờ kè sông Ô Lâu đoạn từ thôn Trung Cọ đến cầu Máng. Sau khi đoạn này hết xói lở thì đoạn từ cầu Máng đến làng cổ Phước Tích dài khoảng hơn 1km bị xói lở nặng. Trên đoạn này có 7 hộ gia đình sinh sống. Theo người dân, cứ mỗi trận  mưa lũ, dòng sông lấn sâu vào đất từ 1 đến 3m; trong đó, 2 cơn lũ cuối năm 2017 đã lấn sâu vào 3m. Để hạn chế tình trạng sụt lún, hàng năm người dân đều trồng tre và một số cây có rễ bám; đồng thời chèn đá, bao cát... nhưng không có tác dụng.

Ông Đoàn Văn Quốc, Chủ tịch UBND xã Phong Hòa khẳng định: Những vấn đề người dân phản ánh về xói lở sông Ô Lâu là đúng. Nếu không xây kè, không chỉ đất đai, nhà cửa của người dân trôi hết xuống sông mà đường liên thôn Đông Thượng - Mè - Cang Cư Nam cũng sẽ hư hỏng, sụt lún. Nguyện vọng của người dân là chính đáng.

Ông Hoàng Bá Nghiễm, Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Phong Điền cho biết, năm 2017, tỉnh đã cấp cho huyện hơn 7 tỷ đồng để khắc phục hậu quả thiên tai. Trong đó, huyện đã đầu tư xây dựng bờ kè sông Ô Lâu trên địa bàn xã Phong Thu với kinh phí gần 3 tỷ đồng. Qua khảo sát, điểm sạt lở bờ sông Ô Lâu (đoạn qua xã Phong Hòa) nếu xây dựng kè sẽ mất khoảng hơn 10 tỷ đồng. Hiện nay, huyện đã cùng với các ngành chức năng của tỉnh tiến hành khảo sát; đề xuất, sớm đầu tư xây dựng kè, đảm bảo cho các hộ dân yên tâm sinh sống khi mùa mưa lũ về.

Bài, ảnh: HẢI HUẾ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần nguồn vốn xây kè ứng phó sạt lở biển

Nhằm ứng phó với tình trạng sạt lở biển về lâu dài, UBND tỉnh yêu cầu Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, các địa phương kiểm tra, khảo sát đề xuất phương án xử lý chống sạt lở và lập chủ trương đầu tư dự án kè chống sạt lở bờ biển khẩn cấp, nhằm từng bước đầu tư khi có nguồn vốn.

Cần nguồn vốn xây kè ứng phó sạt lở biển
Nỗi lo vũ khí, vật liệu nổ và pháo

Cận kề Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, tình trạng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (VK, VLN, CCHT) và pháo nổ là vấn đề đáng quan tâm.

Nỗi lo vũ khí, vật liệu nổ và pháo
Nỗi lo thực phẩm bẩn

Những ngày qua, lực lượng nghiệp vụ Công an tỉnh phát hiện, thu giữ nhiều thực phẩm không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ; trong số đó, có những thực phẩm bốc mùi hôi thối. Đây thực sự là điều đáng lo ngại đối với người tiêu dùng.

Nỗi lo thực phẩm bẩn

TIN MỚI

Return to top