ClockThứ Tư, 13/11/2013 05:36

Sau bão, nghĩ đến việc lập vành đai cho cây cao su

TTH - Trên 240 trong tổng số 9100 ha cao su bị gãy đổ, trong đó Nam Đông có đến 175 ha và nặng nhất ở các xã Hương Hoà, Hương Phú, Hương Sơn, Thượng Long. Nếu coi bão là phép thử, thì quả là người trồng cao su đã bị thiệt hại quá nhiều trước sự tàn phá của cơn bão số 11 – bão Nari. Ở một bình diện rộng hơn, toàn vùng Bắc Trung bộ có 21.500 ha cao su bị tàn phá và 13.000 ha trong số này bị mất trắng hoàn toàn, tập trung phần lớn ở Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị. Tuy nhiên, cũng còn may là cơn bão số 14 – bão Haiyan đã không vào miền Trung nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng. Nếu không, thiệt hại trên vẫn chưa phải là con số cuối cùng.

Căn nguyên của việc thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng ở cây cao su qua hai đợt bão là gì? Có nên tiếp tục phát triển cao su ở vùng đất thường xuyên hứng chịu sự biến đổi thất thường của khí hậu như khu vực bắc miền Trung hay không và nên quy hoạch lại giống; rà soát, điều chỉnh lại phương cách chăm sóc, bảo vệ cây cây su ở vùng này như thế nào là những vấn đề đã được đặt ra tại hai hội thảo gần đây do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Báo Lao động phối hợp cùng Kênh truyền hình Nông nghiệp - Nông thôn 3NTV – VTC 16 tổ chức.

Một trong những điều đã được xác lập là cây cao su chịu được điều kiện khó khăn, khô hạn, có ưu thế hơn so với cây trồng khác, chi phí đầu tư, lao động thấp hơn. Vì thế, quy hoạch trồng cao su từ Thừa Thiên Huế đến Thanh Hóa là 42.000 ha năm 1996 đến năm 2009 đã được điều chỉnh quy hoạch trồng cao su ở khu vực Bắc Trung Bộ đưa lên 82.000ha, chủ yếu trên vùng đất nông nghiệp kém hiệu quả hay đất rừng nghèo kiệt. Những năm 1990 và nhất là từ 2009 đến 2011, giá cao su tốt nên tăng lên về sản lượng. Bên cạnh đó là những lợi ích khác về mặt xã hội, quốc phòng, an ninh. Nhiều chuyên gia cho rằng, sở dĩ cây cao su bị ngả đổ trên diện rộng như vậy chủ yếu rơi vào giống cho năng suất cao (như RRIV 4) nhưng khả năng chống chịu gió bão kém, được người dân tự phát trong việc tự kiếm giống về trồng. Đây cũng là bài học kinh nghiệm đau đớn mà người trồng đã phải trả giá. Bên cạnh đó là những ý kiến khác về mật độ (nên trồng dày, khoảng 600-700 cây/ha để cây nương tựa vào nhau, hạn chế khuếch tán lá, giảm lá để cây vươn lên thẳng, chỉ nghiêng ngã chứ không bị gãy đổ khi gặp gió bão); về việc xem lại kỹ thuật trồng (hiện đang được trồng bằng tum và bầu, làm rễ trụ của cây bị cắt bỏ trước khi trồng) và phải chú trọng kỹ đến việc xử lý hố trồng, tuân thủ kỹ thuật đào sâu hơn bình thường để rễ trụ ăn sâu vào lòng đất...
 
Một thực tế khác đã được thừa nhận ở đây là, đối với vùng luôn phải hứng chịu nhiều gió bão như ở khu vực bắc miền Trung, trong đó có Thừa Thiên Huế, việc lập một vành đai bằng các loại cây như cây dầu, cây sao, bạch đàn... trước khi trồng cây cao su từ 1 đến 2 năm đã không được chú trọng. Thậm chí nhiều trường hợp người dân đã lập được vành đai này theo khuyến cáo của cán bộ kỹ thuật song trước sự tăng giá mủ cao su đã chặt vành đai để trồng cao su vào diện tích đó. Việc rừng cao su của một hộ dân ở Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) giữ được cao su của mình trong cơn bão Nari vừa qua đã cho thấy sự lựa chọn đúng.
 
Một giải pháp cấp thời ngay từ bây giờ cho việc lập lại vành đai đối với diện tích cao su còn lưu giữ được trên địa bàn bắc miền Trung nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng có lẽ cũng là điều cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Hạnh Nhi
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công bố quyết định về công tác cán bộ

Chiều 29/3, UBND tỉnh tổ chức Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông và Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chủ trì và trao Quyết định bổ nhiệm.

Công bố quyết định về công tác cán bộ
Hội nghị trực tuyến triển khai Luật Thanh tra và các văn bản liên quan

Ngày 29/3, Thanh tra (TT) Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến tuyên truyền, phổ biến Luật Thanh tra (TT) và các văn bản hướng dẫn thi hành đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan TT. Tại Thừa Thiên Huế, Chánh TT tỉnh Lương Bảo Toàn cùng gần 100 cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan TT tham dự.

Hội nghị trực tuyến triển khai Luật Thanh tra và các văn bản liên quan
Thực hiện tốt hơn việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ

Đó là khẳng định của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình tại hội nghị tổng kết thực hiện các Quyết định số 75/2013/QĐ-TTG ngày 06/12/2013 và Quyết định số 35/2017/QĐ - TTG ngày 25/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách và công tác bảo đảm đối với tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập (TKQT) hài cốt liệt sĩ (HCLS) ngày 27/3 tại Nghệ An.

Thực hiện tốt hơn việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top