ClockThứ Bảy, 22/08/2020 13:30

Sau bảo tồn sẽ đề nghị công nhận di tích với lao Thừa Phủ

TTH - Khu chứng tích lao Thừa Phủ nằm trên đường Lê Lai, TP. Huế, phía sau trụ sở UBND tỉnh, đang trong giai đoạn gấp rút hoàn thành việc bảo tồn, phục hồi. Khi hoàn tất, nơi đây sẽ là địa chỉ để giáo dục lòng yêu nước cho các thế hệ trẻ cũng như phục vụ khách tham quan du lịch.

Thăm Lao Thừa Phủ, nhớ 50 năm ấy

Một hạng mục được bảo tồn, phục hồi bên trong Khu chứng tích lao Thừa Phủ. Ảnh: NGỌC MINH

Những ngày này, hàng chục công nhân đang gấp rút tiến hành các công đoạn cuối cùng để bảo tồn, phục hồi Khu chứng tích lao Thừa Phủ. Theo tư liệu lịch sử, Khu chứng tích lao Thừa Phủ nguyên là một phần của khu đất thuộc trại Thủy sư (nơi lính thủy binh của triều Nguyễn đóng). Năm 1899, thực dân Pháp lấy làm nhà giam chính của phủ Thừa Thiên, lao Thừa Phủ ra đời từ đó. Quy mô ban đầu nhỏ, sau này thực dân Pháp rồi đến đế quốc Mỹ mở rộng dần, xây dựng thêm theo kiểu nhà tù phương Tây.

Dưới chính quyền thực dân Pháp đến chế độ Sài Gòn, cái tên Thừa Phủ trở nên khét tiếng như là chốn “địa ngục trần gian”, nơi giam cầm, tra tấn dã man nhiều thế hệ hoạt động cách mạng, thanh niên, trí thức yêu nước. Trong đó, có thể kể đến những nhà cách mạng nổi tiếng như Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà thơ Tố Hữu…

Sau giải phóng 1975, nơi đây được chính quyền cách mạng dùng để giam giữ những người vi phạm pháp luật. Năm 2010, để thực hiện dự án mở rộng Trung tâm Điều trị theo yêu cầu và Quốc tế - Bệnh viện Trung ương Huế, lao Thừa Phủ được di dời đi nơi khác, chỉ giữ lại một phần (1.300m2) để bảo tồn Khu chứng tích lao Thừa Phủ.

Ông Nguyễn Đức Lộc, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử tỉnh cho biết, dự án bảo tồn Khu chứng tích lao Thừa Phủ được triển khai trong giai đoạn 2019-2020 và đang ở thời điểm hoàn thiện, dự kiến sẽ nghiệm thu trong tháng 9 để đưa vào hoạt động.

Theo ông Lộc, quá trình bảo tồn, phục hồi được tiến hành theo các phần việc như bảo tồn tháp canh và lô cốt, đục bỏ một đoạn tường rào để làm cổng; vệ sinh mặt tường, đắp vữa xi măng ở chân hàng rào kẽm gai; sửa chữa, gia cố lại kẽm gai. Cải tạo, làm mới hàng rào, quét vôi màu, lắp kẽm gai bên trên toàn bộ chiều dài hàng rào đồng bộ với hàng rào hiện có, xây bồn hoa bằng gạch, trồng chè tàu…

Ngoài ra, còn xây dựng hệ thống giao thông nội bộ phục vụ khách du lịch và các hạng mục phụ trợ như xây dựng hố ga, mương rãnh thu thoát nước mưa đấu nối vào hệ thống thoát nước chung của khu vực. Xây bó vỉa, đắp đất, đổ bê tông, láng vữa xi măng, lát gạch sân đường nội bộ; đổ đất màu, trồng cây xanh, trồng cỏ, lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng, cấp nước… Tổng kinh phí cho việc bảo tồn này khoảng 2,3 tỷ đồng.

Ông Lộc cho hay, Khu chứng tích lao Thừa Phủ chưa được lập hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích, nhưng đã nằm trong danh mục kiểm kê và có kế hoạch lập hồ sơ. Sau khi bảo tồn, Bảo tàng Lịch sử tỉnh sẽ tham mưu Sở Văn hóa và Thể thao lập hồ sơ, trình UBND tỉnh ra quyết định xếp hạng (dự kiến trong năm 2021). Song song đó, đơn vị sẽ xây dựng đề cương trưng bày bổ sung nhằm thông qua các hình ảnh, tư liệu, hiện vật để tái hiện lại tinh thần anh dũng, chí khí hiên ngang, kiên cường, bất khuất của các chiến sĩ cách mạng đối mặt với quân thù trong nhà lao. “Qua đó giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, tinh thần học tập những tấm gương oanh liệt của cha ông cho các tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc”, ông Lộc chia sẻ.

Cuối tháng 7 vừa qua, khi kiểm tra tiến độ việc bảo tồn Khu chứng tích lao Thừa Phủ, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đề nghị đơn vị thi công đảm bảo tính thẩm mỹ và bảo tồn nguyên trạng, phấn đấu hoàn thành và đưa vào sử dụng dịp Quốc khánh 2/9.

NHẬT MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tuổi trẻ với sứ mệnh bảo tồn động vật hoang dã

Ngày 7/4, Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) phối hợp với Trường đại học Nông Lâm (Đại học Huế) tổ chức buổi tọa đàm: Sinh viên với hành động vì động vật hoang dã.

Tuổi trẻ với sứ mệnh bảo tồn động vật hoang dã
Brussels đệ trình UNESCO công nhận 2 di sản văn hóa phi vật thể

Thủ đô Brussels của Bỉ đang tìm cách bảo vệ 2 văn hóa truyền thống lịch sử gồm nghệ thuật múa rối và một tấm thảm hoa rộng 1.680m2 được trưng bày 2 năm một lần trước tòa thị chính thủ đô Brussels, bằng cách đệ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.

Brussels đệ trình UNESCO công nhận 2 di sản văn hóa phi vật thể
Tìm hướng bảo tồn di sản nghệ thuật bài chòi

Sau 5 năm triển khai, Đề án Bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật bài chòi trên địa bàn tỉnh dù đạt nhiều thành quả nhưng vẫn đối mặt rất nhiều khó khăn. Trong đó phải kể đến môi trường diễn xướng cho loại hình di sản này vẫn chưa nhiều và có nhiều thay đổi theo chiều hướng hiện đại, chương trình quảng bá chưa rộng rãi nên chưa thu hút người tham gia…

Tìm hướng bảo tồn di sản nghệ thuật bài chòi
Dạy học nội khóa tại di tích lịch sử

Thực hiện Nghị quyết số 29 – NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, phát triển phẩm chất, năng lực của người học, Trường THPT Hai Bà Trưng đã xây dựng mô hình “Trường học gắn với cuộc sống”, với việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan trải nghiệm và dạy học nội khóa tại thực địa.

Dạy học nội khóa tại di tích lịch sử
Return to top