ClockThứ Tư, 12/02/2020 08:32

Sau nhanh nhất không thể là chậm nhất

TTH - Việt Nam đứng ở vị trí thứ 7 và lọt top 20 quốc gia phát triển du lịch nhanh nhất thế giới – đây có thể được xem là một trong những tin tốt lành giữa một lượng thông tin dày đặc về dịch nCoV.

Kinh tế Trung Quốc đối mặt nhiều lo ngại khi số ca tử vong do nCoV vượt mốc 1.000 ngườiNhững lưu ý để phòng dịch virus corona tại nơi làm việcTrung Quốc sử dụng trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn trong cuộc chiến chống virus corona

15,2%; 20,4% và 22,7% là lượng khách tăng hàng năm khi đến Việt Nam bằng đường hàng không, đường bộ và đường biển theo ghi nhận của Tổ chức Du lịch Thế giới Liên Hợp Quốc UNWTO. Khách đến từ châu Á chiếm 79,9% tổng số khách quốc tế, tăng 19,1% so với năm 2018. Khách đến từ châu Âu tăng 6,4%; khách đến từ châu Mỹ tăng 7,7%; khách đến từ châu Phi tăng 12,2% là những ghi nhận khác từ Việt Nam của UNWTO.

Bình thường, những thông tin này có thể đã trở thành tiêu đề chính của các bảng tin, các bài bình luận. Rõ ràng là, những tác động của nCoV đến con người và mọi hoạt động kinh tế - xã hội đã che khuất rất nhiều mảng khác của đời sống. Du lịch có lẽ là một trong những lĩnh vực bị tác động sớm nhất, nặng nhất và đương nhiên là khó khăn nhất.

Những tác động tiêu cực này có thể nhận thấy ngay ở sự sụt giảm ngay và rõ rệt về doanh thu khi khách hủy tour, hủy tuyến và hủy luôn ngày phòng đã đặt và giãn hoặc không lên kế hoạch cho những chuyến đi mới. Áp lực về chi phí đầu tư, lãi vay, chi phí cho lao động… là cả một vấn đề đối với các doanh nghiệp du lịch-dịch vụ. Đó là chưa kể đến nguồn thu và lao động từ khu vực dân doanh xung quanh cũng bị ảnh hưởng sâu.

Ảnh minh họa: NQ

5,9-7,7 tỷ USD là con số thiệt hại do nCoV trong khoảng thời gian 3 tháng mà Tổng cục Du lịch Việt Nam ước tính. Trong đó, tập trung chủ yếu ở thị trường khách Trung Quốc, quốc tế và nội địa. Các thị trường quốc tế khác được dự báo giảm 50-70%, tương đương mức thiệt hại vào khoảng 2,2-3 tỷ USD (theo Bnew – một trang tin của Thông tấn xã Việt Nam).

Lượng khách ở các địa phương sụt giảm từ 20%-30%; có địa phương đã giảm tới 60%-70% là nhận định đến từ Hiệp hội Du lịch. Việc các hãng hàng không dừng một số đường bay đến Trung Quốc, Hồng Kông cũng đã tác động dây chuyền đến du lịch - dịch vụ khi đây là nguồn khách chiếm tỷ lệ lớn của du lịch Việt Nam. Riêng với Thừa Thiên Huế, mức giảm hiện vào khoảng 20 - 25% và sẽ là những con số khác khi rất nhiều hoạt động đông người tham gia phải ngưng và lượng tour bị hủy sẽ còn nhiều hơn trong tháng 3 tới.

Cũng là điều dễ hiểu khi thông tin Việt Nam lọt top 20 quốc gia phát triển du lịch nhanh nhất thế giới bị trượt đi trước những thông tin khác về nCov. Cũng là điều dễ hiểu khác khi sẽ có sự thay đổi về vị trí này. Vấn đề là ở chỗ, những cơ chế tích cực nào sẽ được vận hành để chia sẻ, giảm áp lực và kích cầu cho lĩnh vực này sau khi dịch bệnh đã được kiểm soát. Đây là điều quan trọng nhất, vì dẫu có được thông cảm, chia sẻ nhưng điều ấy không có nghĩa là sau khi lọt top phát triển nhanh nhất, du lịch Việt Nam lại chuyển vào thời điểm chậm nhất so với chính mình!

Minh Hà

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4: Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là bước tiến quan trọng. Tỉnh đã nhanh chóng bắt tay vào việc triển khai, thực hiện quy hoạch. Một thành phố trực thuộc Trung ương đang được hình thành, và Huế hứa hẹn sẽ trở thành nơi đáng sống, an toàn và thịnh vượng.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4 Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng
Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3: Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội

Mặc dù Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chưa lâu, song những định hướng của bản quy hoạch dường như đã được tỉnh “thực tiễn hóa” khá sớm, đặc biệt các phương án phát triển kinh tế - xã hội.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3 Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội
Return to top