ClockThứ Hai, 16/10/2017 13:26

Sấy cau “chui” gây ô nhiễm môi trường

TTH - Một cơ sở thu mua và chế biến cau xây dựng trái phép trên diện tích đất gần 800m2 ở xã Hương Hòa (Nam Đông) mặc dù đã bị xử phạt vi phạm hành chính và buộc tháo dỡ nhưng vẫn ngang nhiên tồn tại gây ô nhiễm môi trường.

Khói mù trời

16h chiều 10/10, có mặt tại cơ sở thu mua và chế biến cau tại thôn 11, xã Hương Hòa (Nam Đông) trên đất do ông Lương Văn Công Vũ (46 tuổi) làm chủ, chúng tôi ghi nhận khung cảnh nhộn nhịp mua bán và sấy cau tại đây. Theo đó, một khu liên hợp rộng 770m2 được xây dựng kiên cố và hoạt động nhiều tháng nay phục vu thu mua cau và sấy tại chỗ. Tại hiện trường, khói bay mù mịt xả thẳng ra môi trường, trong khu vực dân cư.

Cảnh mua bán cau tấp nập tại cơ sở của ông Lương Văn Công Vũ

Một người dân có nhà cạnh cơ sở sấy cau phản ánh, nhiều tháng nay, bất kể ngày hay đêm, cơ sở này đều đặn sấy cau xả thẳng khói ra môi trường. Vào chiều và tối, lượng khói xả ra nhiều hơn, xộc thẳng vào nhà gây nhức đầu, cay mắt, khó chịu, ngủ không được. Các hộ dân lân cận cho hay, dù đã làm đủ cách nhưng không thể ngăn được khói bay vào nhà làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người già và trẻ em.

Ông Phan Gia Điền, Chủ tịch UBND xã Hương Hòa cho biết, trên địa bàn xã có 5 lò sấy cau thì duy nhất lò sấy của ông Lương Văn Công Vũ xây dựng trái phép và cách thức sấy cũng khác. Trong khi 4 lò khác dùng than đá, củi để sấy có hệ thống tản nhiệt, thải ra môi trường rất ít khói thì lò của ông Vũ ngược lại. Do cơ sở này dùng phương pháp sấy khói bằng mùn cưa, than đá cộng với công suất cao nên lượng khói thải ra môi trường rất lớn, ảnh hưởng đến đời sống của người dân sống cạnh. Đây là năm đầu tiên cơ sở này đi vào hoạt động. Khi đề cập đến việc xây dựng trái phép thì ông Phan Gia Điền nói, vấn đề này nên... hỏi ý kiến lãnh đạo huyện.

Địa phương phản ứng chậm trễ

Qua tìm hiểu của chúng tôi, cơ sở sấy cau nói trên được một người chủ ở Hải Phòng vào thuê đất của một người dân xã Hương Hòa và xây dựng. Mỗi ngày cơ sở này thu hút khoảng 20 lao động, trong đó có 2 người quốc tịch Trung Quốc thuê nhà ở thị trấn Khe Tre. Trong quá trình cơ sở này xây dựng và đi vào hoạt động, chính quyền địa phương không có một phản ứng nào, trong khi cơ sở này nằm sát đường có nhiều người qua lại và trong khu dân cư.

Mãi đến đầu tháng 8/2017, sau khi nhiều người dân phản ứng về tình trạng ô nhiễm do khói xả thẳng ra môi trường, UBND huyện mới lập đoàn kiểm tra, phát hiện sai phạm. Sau đó, ngày 14/8, Chủ tịch UBND huyện Nam Đông Lê Thị Thu Hương ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính chủ cơ sở này. Theo đó, xử phạt 40 triệu đồng đối với ông Lương Văn Công Vũ đã vi phạm hành chính về xây dựng công trình trên đất không được phép xây dựng với diện tích 770m2. Đồng thời, buộc tháo dỡ phần diện tích trên sau 10 ngày kể từ ngày ký quyết định.

Thế nhưng, lúc phóng viên có mặt tại hiện trường sau khi quyết định này có hiệu lực đến 50 ngày thì cơ sở này vẫn tồn tại và hoạt động rầm rộ. Ông Trần Quốc Phụng, Phó Chủ tịch UBND huyện  Nam Đông cho hay, việc cơ sở sấy cau nói trên vi phạm hành chính về xây dựng đã được xử phạt. Tuy nhiên, sau đó chính quyền huyện nhận thấy cơ sở này giải quyết được đầu ra rất tốt cho người dân với giá cao, ổn định nên đã hướng dẫn chủ cơ sở này chuyển mục đích sử dụng đất để tiếp tục thu mua cau cho bà con hết mùa năm 2017. Riêng vấn đề xả khói ra môi trường, ông Trần Quốc Phụng nói sẽ phối hợp với cơ quan chức năng liên quan kiểm tra, nếu khói ấy gây ô nhiễm môi trường sẽ tiếp tục xử lý. Trước mắt, yêu cầu cơ sở có giải pháp hạn chế xả khói ra môi trường.

Giá cau cao nhất từ trước đến nay

Ông Phạm Tấn Son, Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Nam Đông cho biết, năm nay trái cau vừa được mùa, vừa được giá. Thương lái đến thu mua cau tại vườn có giá dao động từ 18.000- 23.000 đồng/kg, tăng gấp hai lần so với các năm trước. Hiện nay, tổng diện tích cây cau trên địa bàn huyện hơn 80 ha; trong đó, cây cho thu hoạch khoảng 60ha tập trung chủ yếu ở các xã Hương Hòa, Hương Lộc và thị trấn Khe Tre. Sản lượng năm nay ước đạt 22tấn/ha. 

Bài, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xây dựng môi trường lao động an toàn

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong lao động, sản xuất được doanh nghiệp (DN), các cấp công đoàn chủ động thực hiện nhằm hạn chế tối đa mọi rủi ro gây ra.

Xây dựng môi trường lao động an toàn
Phú Vang đồng loạt ra quân xử lý rác thải

Ngày 6/4, trên các trục đường giao thông của các xã, thị trấn, trên các bãi biển...ở Phú Vang, hàng trăm cán bộ, đoàn viên, hội viên và Nhân dân đồng loạt ra quân tổng vệ sinh môi trường, tiến hành phát quang bụi rậm, thu gom rác thải, cắt tỉa cây xanh che khuất tầm nhìn, góp phần làm cho môi trường ngày càng xanh – sạch - sáng.

Phú Vang đồng loạt ra quân xử lý rác thải
Lúa đang làm đòng, trổ bị sâu bệnh gây nguy hiểm

Thời điểm này, toàn bộ diện tích lúa đông xuân vào giai đoạn làm đòng, sắp trổ đại trà, một số diện tích gieo cấy sớm đã trổ. Đây là giai đoạn quan trọng trong các thời kỳ sinh trưởng của lúa, gần như quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm tốt của vụ mùa với điều kiện không bị tác động, ảnh hưởng của thiên tai, dịch hại.

Lúa đang làm đòng, trổ bị sâu bệnh gây nguy hiểm
Sẽ có, nhưng chưa biết… ngày nào

Qua quan sát, diện chưa rộng lắm nhưng tôi đã “lờ mờ” nhận ra xu hướng tiêu dùng thân thiện với môi trường (thường được gọi là xu hướng tiêu dùng xanh) đang dần hiện hữu và được coi trọng, nó không ở chỗ này thì ở chỗ kia. Xu hướng này chỉ có được khi đi cùng với nhận thức và những lĩnh vực tiêu dùng văn minh.

Sẽ có, nhưng chưa biết… ngày nào
Nông dân tham gia bảo vệ môi trường

Trong tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM), các cấp hội nông dân (HND), hội viên, nông dân (HVND) kết hợp triển khai phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” nhằm nâng cao nhận thức của HVND trong bảo vệ môi trường đô thị, nông thôn “xanh - sạch - đẹp”.

Nông dân tham gia bảo vệ môi trường

TIN MỚI

Return to top