ClockThứ Hai, 14/05/2018 14:42

Sẽ bỏ quy định trạm thu phí cách nhau tối thiểu 70km?

Có thể trong thời gian tới, Bộ GTVT sẽ bỏ quy định về khoảng cách tối thiểu giữa 2 trạm thu phí, không lấy ý kiến người dân, HHVT về vị trí trạm BOT...

Hơn 100 đoàn thanh tra, kiểm tra các dự án BOT giao thôngDừng dự án BOT trên các tuyến đường độc đạoĐánh giá đúng hiệu quả các dự án BOT giao thôngHé lộ về lợi nhuận của nhà đầu tư BOTGần 5 tỷ USD đầu tư vào nhiệt điện than theo hình thức BOT

Bộ GTVT đang lấy ý kiến dự thảo (lần hai) sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 49/2016 quy định về xây dựng, tổ chức và hoạt động của trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ.

Điểm đáng chú ý của dự thảo lần này là đề xuất bỏ quy định khoảng cách giữa 2 trạm thu phí ở trên cùng một tuyến đường phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu là 70 km.

Có thể trong thời gian tới, Bộ GTVT sẽ bỏ quy định về khoảng cách tối thiểu giữa 2 trạm thu phí, không lấy ý kiến người dân, HHVT về vị trí trạm BOT.

Trong đó, đối với đường địa phương, trạm thu phí phải nằm trong phạm vi dự án do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của địa phương quyết định sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ GTVT. Đối với quốc lộ, trạm thu phí phải nằm trong phạm vi dự án và có ý kiến thống nhất của các cơ quan địa phương (HĐND, UBND).

Như vậy, so với dự thảo lần trước thì lần này bỏ lấy ý kiến của Hiệp hội Vận tải ô tô và ý kiến của nhân dân địa phương.

Theo Bộ GTVT, nguyên nhân bỏ quy định này là do trước đó, Bộ Tài chính có ý kiến cần cân nhắc sự cần thiết khi đưa thêm tiêu chí “lấy ý kiến của nhân dân địa phương”. Trường hợp nếu đưa tiêu chí lấy ý kiến tham gia của nhân dân địa phương phải xây dựng thêm tiêu chí định lượng tỉ lệ thống nhất/không thống nhất để có cơ sở thực hiện.

“Bỏ quy định này là tiếp thu ý kiến các bên cho rằng, việc quy định khoảng cách trạm thu phí đường bộ gặp khó khăn, chưa rõ cơ sở khoa học để đưa ra quy định, không phù hợp với các thông tư hiện hành. Tiếp thu ý kiến trên, Bộ GTVT bỏ nội dung lấy ý kiến của người dân địa phương do đã lấy ý kiến của HĐND và bỏ nội dung lấy ý kiến của Hiệp hội Vận tải ô tô”, Bộ GTVT lý giải.

Theo quy định, khoảng cách tối thiểu giữa 2 trạm thu phí là 70km. Tuy nhiên trên thực tế thì có nhiều trạm không đảm bảo khoảng cách tối thiểu đó. Trạm BOT Đại Yên trên QL18 với trạm tiếp theo cũng không đảm bảo khoảng cách.

Dự thảo lần này cũng bỏ quy định khoảng cách giữa hai trạm thu phí ở trên cùng một tuyến đường phải đảm bảo cự ly tối thiểu là 70 km, trừ những trạm thu phí hoàn vốn cho các dự án cầu đường bộ, hầm đường bộ. Nguyên nhân bỏ quy định này là tiếp thu các ý kiến cho rằng việc quy định khoảng cách gặp khó khăn vì có thể rơi vào khu vực dân cư đông, chưa rõ cơ sở khoa học để đưa ra quy định, không phù hợp với các thông tư hiện hành...

Trước đề xuất trên, theo Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam Nguyễn Văn Thanh, Quốc hội đã có nghị quyết không thực hiện các dự án BOT trên các tuyến đường cũ, đường độc đạo; chỉ thực hiện trên các tuyến đường mới. Do đó, theo ông Thanh, quy định 2 trạm thu phí đường bộ cách nhau tối thiểu 70km không còn ý nghĩa.

“Đường đầu tư từ ngân sách không được thu phí, vì đã có Quỹ bảo trì đường bộ, còn đường BOT thì chỉ được đặt trạm thu phí trong phạm vi dự án thực hiện. Do đó, khoảng cách trạm thu phí, hỏi ý kiến người dân, doanh nghiệp cũng không còn cần thiết nữa vì người dân luôn có 2 lựa chọn để đi, đường cũ và đường mới. Đặc biệt, sửa quy định trên cũng hướng tới mở cơ chế cho thực hiện cao tốc Bắc - Nam trong tương lai”, ông Thanh nói.

Đại biểu Quốc hội, Ủy viên thường trực Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, TS Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, khi làm BOT, doanh nghiệp đầu tư, nhà nước cần giải thích những mặt lợi cho người dân, đối thoại với người dân trước thì chắc chắn sẽ giảm được các vụ phản đối.

Đại biểu Quốc hội, Ủy viên thường trực Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, TS Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, hàng loạt trạm thu phí BOT từ Bắc vào Nam thời gian qua bị người dân liên tục phản đối, đó là do còn nhiều bất cập, từ vị trí đặt trạm, khoảng cách và nhiều điểm trong hợp đồng không rõ ràng…

“Tham gia các đoàn giám sát của Quốc hội, đi giám sát về BOT tôi có thể khẳng định, việc đặt các trục BOT có cái không phù hợp. Nếu đặt vào đường khu đông dân cư thì khiến dân rất bức xúc. Cho nên, khi làm BOT, doanh nghiệp đầu tư, nhà nước cần giải thích những mặt lợi cho người dân, đối thoại với người dân trước thì chắc chắn sẽ giảm được các vụ phản đối”, TS Lưu Bình Nhưỡng nói.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Đề xuất bỏ quy định về hộ gia đình để tránh tranh chấp

Một trong những nội dung được quan tâm đang được lấy ý kiến trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) là việc bỏ đối tượng là hộ gia đình sử dụng đất vì hiện nay việc xác định các thành viên trong hộ gia đình còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến việc thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất.

Góp ý Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi  Đề xuất bỏ quy định về hộ gia đình để tránh tranh chấp
Bỏ quy định về xuất trình sổ hộ khẩu khi thực hiện thủ tục hành chính từ 1/1/2023

Chính phủ ban hành Nghị định để bỏ quy định về việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công, chủ yếu thuộc nhiều lĩnh vực như: Việc làm, bảo hiểm y tế, giáo dục, y tế, đất đai, thuế, nhà ở, nhà ở xã hội, điện lực, nuôi con nuôi.

Bỏ quy định về xuất trình sổ hộ khẩu khi thực hiện thủ tục hành chính từ 1 1 2023
Ngân hàng Trung ương Thái Lan tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát

Sáng nay (28/9), Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BoT) đã tiếp tục tăng nhẹ lãi suất cơ bản thêm 0,25% lên 1% nhằm kiềm chế lạm phát đang ở mức cao nhất trong 14 năm qua và đảm bảo cho nền kinh tế tiếp tục phục hồi. Đồng thời, BoT cũng duy trì dự báo tăng trưởng năm 2022 của nước này ở mức 3,3%.

Ngân hàng Trung ương Thái Lan tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát
Return to top