Thế giới

Sẽ có thêm nhiều ca tử vong vì lao, AIDS ở các nước nghèo vì COVID-19

ClockThứ Tư, 08/09/2021 10:06
TTH.VN - Quỹ viện trợ toàn cầu cho biết hàng trăm nghìn người sẽ chết vì bệnh lao mà không được điều trị vì hệ thống chăm sóc sức khỏe ở các nước nghèo bị gián đoạn do đại dịch COVID-19 gây ra.

Pháp kêu gọi gây quỹ 14 tỷ USD cho Quỹ Toàn cầu phòng, chống AIDS, Lao và Sốt rétCần 14 tỷ USD để chống lại đại dịch AIDS, lao và sốt rétLo chống COVID-19, nửa triệu bệnh nhân AIDS châu Phi có thể tử vong

Nhiều bệnh nhân lao, AIDS thiếu các dịch vụ điều trị do những tác động của đại dịch COVID-19. Ảnh: Avert/Nhandan

Tại một số quốc gia nghèo nhất thế giới, tỷ lệ tử vong do AIDS và bệnh lao (TB) thậm chí có thể vượt quá tỷ lệ tử vong do chính virus SARS-CoV-2 gây ra, người đứng đầu Quỹ Toàn cầu Phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét cho biết.

Báo cáo thường niên của Quỹ Toàn cầu vừa được công bố hôm nay (8/9) cho thấy số người được điều trị bệnh lao kháng thuốc ở các quốc gia mà Quỹ này hoạt động đã giảm 19%. Các chương trình và dịch vụ phòng chống HIV cũng đã giảm 11%.

“Về cơ bản, số bệnh nhân được điều trị lao trong năm 2020 thấp hơn khoảng một triệu người so với năm 2019 và tôi e rằng điều đó có nghĩa là sẽ có thêm hàng trăm nghìn người tử vong”, Giám đốc điều hành Quỹ Toàn cầu Peter Sands nói với Reuters.

Mặc dù vẫn chưa xác định được chính xác số lượng người tử vong, nhưng Sands nói rằng đối với một số quốc gia nghèo, chẳng hạn như một số vùng của khu vực Sahel ở châu Phi, tỷ lệ tử vong do những thất bại trong cuộc chiến chống lại các bệnh như lao hoặc AIDS do những khó khăn, hạn chế bởi đại dịch có thể còn cao hơn so với chính dịch bệnh COVID-19 gây ra.

Ông Sands cho biết các dịch vụ đã bị ảnh hưởng bởi các lệnh phong toả để hạn chế sự lây lan của COVID-19. Trong khi đó, nguồn nhân lực, vật lực như các phòng khám, nhân viên y tế… thường được sử dụng cho bệnh lao đã được chuyển đổi để triển khai cho COVID-19 ở các quốc gia như Ấn Độ và khắp châu Phi. Theo ông Sands, những gián đoạn này dự kiến sẽ cò tiếp diễn trong năm nay do biến thể Delta.

Ông cũng cho rằng sự sụt giảm trong điều trị các bệnh khác “nhấn mạnh sự cần thiết phải xem xét tác động tổng thể của COVID-19 và đo lường thành công trong việc chống lại đại dịch này không chỉ bằng việc giảm số lượng tử vong do bản thân COVID-19 gây ra mà còn do những tác động kéo theo của nó”.

Tuy nhiên, sốt rét là một ngoại lệ trong năm 2020 khi các hoạt động phòng chống căn bệnh này vẫn ổn định hoặc thậm chí tăng lên so với năm 2019.

Quỹ Toàn cầu Phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét có trụ sở tại Geneva là một liên minh của các chính phủ, xã hội dân sự và các đối tác khu vực tư nhân, đầu tư hơn 4 tỷ USD/năm để chống lại bệnh lao, sốt rét và AIDS, trong đó Mỹ là nhà tài trợ hàng đầu.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gặp mặt, giao lưu và tặng quà cho bệnh nhân Hemophilia

Ngày 17/4, Trung tâm Huyết học Truyền máu – Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với câu lạc bộ Sinh viên 5 tốt Đại học Huế, Ngân hàng Máu sống Cố đô và các nhà hảo tâm tổ chức chương trình gặp mặt, giao lưu và tặng quà cho các bệnh nhân Hemophilia.

Gặp mặt, giao lưu và tặng quà cho bệnh nhân Hemophilia
Thủ tướng làm việc với Bệnh viện Trung ương Huế, khảo sát dự án đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương

Chiều tối 6/4, làm việc tại Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác tham quan cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ điều trị tại Bệnh viện Quốc tế Trung ương Huế; thăm, tặng quà hai ca ghép tạng xuyên Việt mới đây đang được theo dõi sau phẫu thuật.

Thủ tướng làm việc với Bệnh viện Trung ương Huế, khảo sát dự án đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương
Return to top