ClockThứ Hai, 21/05/2012 15:11

Sẽ đẹp hơn, nếu quản lý tốt

TTH - Dù hình thành chưa lâu, song các tuyến đường dọc bờ sông như Triệu Quang Phục, Trịnh Công Sơn, Ngô Thế Lân... đã trở thành điểm kinh doanh hàng ăn uống, giải khát, mà trong đó chủ yếu là các quán nhậu tự phát. Thực trạng này không chỉ làm mất đi mỹ quan của con đường, mà còn khiến cho trật tự đô thị nơi đây không được đảm bảo.

Đường Trịnh Công Sơn hoàn thành đã mở ra cho Huế thêm một không gian kiến trúc đẹp. Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố cây xanh, sông nước và những căn biệt thự xinh xắn càng tô điểm thêm cho con đường mang tên vị cố nhạc sỹ tài hoa. Người dân Huế kỳ vọng đây không chỉ là điểm đến thư giãn cuối tuần, mà còn là không gian văn hóa Trịnh, với những đoàn du khách đến tham quan, chụp hình lưu niệm, các ki ốt được bố trí hài hòa hai bên đường trưng bày và bán băng, đĩa, phim ảnh về Trịnh hay những quán cà phê mang tên các ca khúc bất hủ của cố nhạc sĩ, lúc nào cũng cất lên những tình khúc nhẹ nhàng, sâu lắng. Chính quyền TP Huế cũng triển khai kế hoạch xây dựng công viên xanh để nơi đây thêm phần thi vị... Thế nhưng, chỉ sau một thời gian ngắn, nơi đây đã biến thành “phố nhậu”. Không ít người tỏ ra thất vọng, buồn cho chủ trương đúng, ý tưởng đẹp của chính quyền, khi qua đây.


Những tuyến đường dọc bờ sông sẽ đẹp hơn, nếu quản lý phù hợp

 

Chỉ dài hơn 600m, song theo quan sát của chúng tôi, trên con đường Trịnh Công Sơn hiện có gần 30 quán nhậu mọc

Anh Nguyễn Hữu Phước, hộ kinh doanh ở đường Trịnh Công Sơn:

Chúng tôi thật sự không muốn lấn chiếm vỉa hè, nhưng để kiếm sống, chúng tôi không còn cách nào khác. Chúng tôi cũng muốn kinh doanh ngay tại lô đất mình thuê, không lấn chiếm vỉa hè, nhưng đa số khách hàng đều muốn ngồi bên bờ sông để hóng gió. Nếu không chiều khách, quán của chúng tôi sẽ ế ẩm. Vì thế mà ở đây quán nào cũng kê thêm bàn ghế ra phía bờ sông Hương để tăng thêm lượng khách. Ai cũng biết là vi phạm quy định của Nhà nước, nhưng biết làm sao được. Nếu được Nhà nước tạo điều kiện cho thuê vỉa hè, chúng tôi rất vui. Ngoài có thêm thu nhập, chúng tôi có thể yên tâm vì không vi phạm pháp luật, không lo bị xử phạt. Kéo dài tình trạng này, chúng tôi cũng chẳng sung sướng gì, vừa kinh doanh, vừa lo nơm nớp.

Đông Nguyên (ghi)

lên san sát, với những cái tên mang dáng dấp, hơi thở của những ca khúc của cố nhạc sỹ họ Trịnh, như: Diễm Xưa, Hạ Trắng, Phố Trịnh... Khoảng tầm 5 giờ chiều, chủ những quán nhậu này bành trướng hàng quán, bằng cách đặt các dãy ghế ra phía bờ sông, chiếm hết phần đất của công viên, vỉa hè dành cho người đi bộ. Những chiếc xe máy của khách nhậu đậu đỗ lung tung khiến cho giao thông nơi đây càng thêm lộn xộn. Tình trạng mời chào, giành giật khách... càng làm mất an ninh trật tự đô thị hơn.
 

Ông Lê Văn Phiệt, Đội trưởng Đội quản lý đô thị TP Huế:

Để chấn chỉnh tình trạng buôn bán ở vỉa hè, lề đường, chúng tôi đã nhiều lần kiểm tra, nhắc nhở, xử lý vi phạm. Tổ trật tự đô thị của các phường cũng thường xuyên ra quân dẹp nạn vi phạm về đô thị nhưng tình hình không vì thế mà giảm đi. Nếu không dẹp bỏ được, tại sao ta không sắp xếp lại để đưa vào nề nếp, bằng cách đưa ra những quy định, quy chế phù hợp, như cho thuê vỉa hè mà một số địa phương như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đã triển khai. Nếu ở các con đường như Trịnh Công Sơn, Triệu Quang Phục, Ngô Thế Lân, Bạch Đằng, Huỳnh Thúc Kháng... không sớm có biện pháp quản lý phù hợp, thì câu chuyện vi phạm về trật tự đô thị sẽ còn là câu chuyện dài kỳ hơn.

Tâm Huệ (ghi)

Dù đang trong giai đoạn hình thành, song, một số hộ dân ở đường Ngô Thế Lân đã thấy trước cơ hội làm ăn từ vỉa hè, bờ sông nên đua nhau mở quán nhậu. Từ đường Nguyễn Trãi rẽ vào, chỉ chừng hơn 20m dễ dàng bắt gặp các quán nhậu từ bình dân đến sang trọng. Những quán nhậu này cũng tận dụng vỉa hè để bày biện bàn ghế, giữ xe phục vụ khách. Phía bên kia sông, sau khi Nhà nước có chủ trương xây bờ kè, bó vỉa, lát nền, một số quán nhậu đã chiếm mặt bằng chung này làm của riêng để phục vụ khách nhậu. Hậu quả là, bờ kè xây dựng chưa xong, người đi bộ chưa được hưởng lợi thì các con đường này đã biến thành “phố nhậu”, làm lợi riêng cho một bộ phận chủ quán, trong khi Nhà nước không có nguồn thu nào từ những dịch vụ này.
 
Những hộ kinh doanh hàng ăn, uống giải khát, hay quán nhậu ở vỉa hè... đa phần cũng vì vấn đề. Theo Đội quản lý đô thị TP Huế, không thể một sớm, một chiều để dẹp bỏ những quán nhậu này. Song, vẫn có cách để các quán nhậu, hàng ăn tồn tại, người dân có thu nhập, Nhà nước có nguồn thu, mà an ninh đô thị lại đảm bảo, đó là phải siết chặt quản lý. Trong đó, việc cho thuê vỉa hè là một cách làm hay. Khi thực hiện, Nhà nước cần có những quy định, ràng buộc nhất định để người dân tuân theo. Ở những tuyến đường này, cần kẻ vạch, phân chia phạm vi ranh giới được kinh doanh, phần đường dành cho người đi bộ, khu vực để xe... và có chế tài xử phạt thích hợp để xử lý những trường hợp vi phạm. Cách làm này đã được triển khai thí điểm ở phường Phú Hội và bước đầu cho thấy hiệu quả.
 
Bài, ảnh: Linh Đan
 
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng

Trước những chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các đơn vị liên quan đã có nhiều hoạt động phối hợp tăng cường kiểm tra các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng. Theo đó, chênh lệch giữa giá vàng thế giới và trong nước đã dần thu hẹp.

Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng
Hoãn đấu thầu vàng: Doanh nghiệp không mặn mà hay đang 'nghe ngóng'?

Do không có đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu và chuyển tiền đặt cọc đúng quy định nên Ngân hàng Nhà nước đã hủy thông báo đấu thầu vàng vào 10h sáng nay (ngày 22/4); đồng thời, công bố sẽ triển khai đấu thầu vàng miếng vào sáng mai, thứ Ba, 23/4.

Hoãn đấu thầu vàng Doanh nghiệp không mặn mà hay đang nghe ngóng
Return to top