ClockThứ Năm, 22/12/2016 13:53

Sẽ giữ nguyên tuổi nghỉ hưu cho lao động làm nghề độc hại

Trước mắt có thể tăng tuổi nghỉ hưu ở khu vực hành chính sự nghiệp, khu vực doanh nghiệp (DN) sẽ tăng sau. Giữ nguyên độ tuổi lao động làm khu vực độc hại, lao động ở khu vực đặc biệt, nữ là 50, nam là 55 tuổi.

Đây là thông tin được Ông Phạm Minh Huân – Nguyên thứ trưởng Bộ LĐTBXH - Thành viên tổ soạn thảo Dự luật trao đổi với phóng viên.

Ông Phạm Minh Huân cho biết, qua 4 lần đề xuất, Quốc hội vẫn chưa thông qua phương án nâng tuổi nghỉ hưu. Tuy nhiên, trước bối cảnh dân số Việt Nam đang già hóa nhanh, tuổi thọ tăng, thời gian hưởng lương hưu tăng, gây áp lực rất lớn về mặt tài chính với quỹ BHXH nên Bộ LĐTBXH tiếp tục đề xuất phương án nâng tuổi về hưu.

Phần đông lao động không đồng tình với việc nâng tuổi nghỉ hưu

“Xét về điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam hiện nay, buộc phải chọn một số ngành nghề tăng trước. Tuy nhiên, chắc chắn những ngành nghề nặng nhọc, độc hại không tăng và chưa thể tăng thời điểm này. Tuổi về hưu của ngành nghề này vẫn duy trì là 55 đối với nam và 50 với nữ”, ông Huân nói.

Theo ông Huân có thể khu vực hành chính sự nghiệp là khu vực phải áp dụng trước. Sau khoảng 5-7 năm sẽ áp dụng với khu vực DN, bởi điều kiện làm việc của họ chắc chắn nặng nhọc hơn khu vực hành chính sự nghiệp.

Mặc dù Bộ LĐTBXH đề xuất hai phương án tăng tuổi nghỉ hưu: Phương án 1 là giữ nguyên. phương án 2 là nữ 60 và nam lên 62, nhưng ông Huân cho rằng nên tăng theo phương án nữ 58 và nam 62 tuổi là hợp lý. Điều này cũng tạo điều kiện cho người lao động chuẩn bị tâm lý, sức khỏe để làm việc.

Trước đó, trả lời báo chi, ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội không ủng hộ phương án tăng tuổi nghỉ hưu.

“Đây là một bài toán cần tính toán cho cụ thể. Nhưng cá nhân tôi thì cho rằng nên giữ nguyên tuổi nghỉ hưu, theo Luật Lao động năm 2012, điều 187”, ông Lợi khẳng định.

Ông Lợi giải thích, trong điều này có 3 khoản, vẫn nghỉ hưu ở 55 tuổi đối với nữ và 60 với nam, khoản thứ 2 là giảm tuổi cho những người làm công việc nặng nhọc ở khu vực đặc biệt.  Nếu lao động làm ở những ngành nghề bị suy giảm khả năng lao động, thì nữ có thể về hưu ở tuổi 45 và nam là 50 tuổi. Khoản thứ 3 là những người có chuyên môn kỹ thuật cao, những người quản lý có nhu cầu ở lại làm việc, đơn vị muốn sử dụng tiếp thì được ở lại làm việc không quá 5 năm.

Điều 187, theo Luật Lao động được Chính phủ hướng dẫn toàn diện cho tất cả đối tượng lao động ở các ngành thì chúng ta vẫn sử dụng được nhân lực chất lượng cao. Ưu điểm của phương án 1 là chúng ta vẫn sử dụng được nguồn nhân lực chất lượng cao, không mất chất xám mà lại giải quyết được một nguồn lớn lao động đang thất nghiệp. Ông Lợi cho đây là phương án tốt nhất. Bên cạnh đó, ông Lợi cũng gợi ý, Bộ LĐTBXH tiếp tục dự báo chương trình, khi Việt Nam bắt đầu già hóa dân số thì sẽ nâng tuổi nghỉ hưu để đáp ứng vấn đề phát triển kinh tế xã hộị.

“Nếu chúng ta giải quyết được các bài toán bổ sung thì chúng ta sẽ giải quyết được cả vấn đề kinh tế, xã hội đặc biệt là giải quyết được vấn đề thất nghiệp, thiếu việc làm ở học sinh, sinh viên”, ông Lợi nói.                                                                                 

Bộ LĐTBXH đề xuất hai phương án tăng tuổi nghỉ hưu để lấy ý kiến. Phương án 1: giữ như bộ luật hiện hành nam là 60 và nữ là 55 tuổi. Phương án 2: tăng tuổi nghỉ hưu của nam lên 62 và nữ lên 60 tuổi, tăng theo lộ trình mỗi năm tăng 3 tháng.

 

Theo Dân việt

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ: Một mũi tên trúng hai đích

Việc ban hành Thông tư 02 của Ngân hàng Nhà nước quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn được kỳ vọng phần nào giảm bớt áp lực cho khách hàng, doanh nghiệp đang vay vốn ngân hàng.

Cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ Một mũi tên trúng hai đích
Pháp đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu lên 64 tuổi

Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne hôm qua (10/1) đã đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu hợp pháp lên 64 tuổi vào năm 2030, có nghĩa là người lao động Pháp sẽ phải làm việc thêm hai năm nữa trước khi về hưu. Đề xuất này, cùng với thông báo về một cuộc đại tu hệ thống lương hưu, dự kiến sẽ vấp phải nhiều sự phản đối của công chúng, khiến các công đoàn kêu gọi đình công và biểu tình.

Pháp đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu lên 64 tuổi
Giữ nguyên phương án trong tuyển sinh đầu cấp

Tuyển sinh đầu cấp trung học phổ thông (THPT) năm học 2022 - 2023 vẫn giữ nguyên phương án thi tuyển kết hợp với xét tuyển. Tuy nhiên, sẽ có sự đổi mới trong các kỳ thi tiếp theo nếu tình hình dịch bệnh ổn định.

Giữ nguyên phương án trong tuyển sinh đầu cấp
Return to top