ClockThứ Bảy, 15/02/2020 08:09

Sẽ thất thủ, nếu chúng ta yếu đuối

TTH - Khuôn mặt với chiếc khẩu trang che kín đang là hình ảnh chiếm lĩnh mọi ngóc ngách của không gian mạng và mọi ngả đường của đời sống những ngày này.

Thủ tướng: Chúng ta phải chống cả "virus trì trệ"Dịch virus corona buộc kinh tế Việt Nam phải cơ cấu lại

Ngoài khẩu trang, còn phải rửa tay thường xuyên và ăn uống, tập luyện phù hợp

Khẩu trang đang trở thành món hàng bán chạy nhất, và cũng là món hàng khan hiếm nhất lúc này. Hình ảnh người ta nháo nhào đi mua khẩu trang, thậm chí tranh giành nhau như ở Trung Quốc (thành phố Đại Lý chặn xe lấy khẩu trang của Trùng Khánh, theo Reuters), là một trong những cách biểu thị của nỗi sợ hãi. Sợ lây nhiễm virus Corona (COVID-19). Sợ chết. Sợ đến mức hoảng loạn.

Đó là nỗi sợ của bản năng sinh tồn. Một phản xạ tự nhiên, và nhờ vậy mà con người mới bảo toàn được sự sống của mình. Nhưng đâu phải cứ mang khẩu trang là đã an toàn. Chuyên gia y tế đã xác định muốn an toàn với COVID-19, ngoài việc mang khẩu trang còn phải rửa tay thường xuyên, ngoài ra còn phải ăn uống đủ chất, ngủ nghỉ đủ giờ... Và, quan trọng nhất là vững tin, đừng hoảng loạn.

Vì không phải ai nhiễm COVID-19 cũng phát bệnh, và không phải ai phát bệnh cũng có nguy cơ tử vong. Diễn biến của bệnh dịch suốt gần một tháng qua đã cho thấy điều đó. Theo số liệu công bố hằng ngày của Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc và Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ ca tử vong do nhiễm COVID-19 chỉ chiếm hơn 2% trên tổng số ca nhiễm virus này. Thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ tử vong của bệnh SARS (9,6%), MERS (34,4%). Số ca hồi phục gấp ba lần số ca tử vong. Chuyên gia y tế xác định: COVID-19 lây lan nhanh nhưng gây tử vong thấp.

“Đây là lúc ứng phó, không phải lúc hoảng loạn!” - Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, đã khuyến cáo với toàn thế giới. Vì hoảng loạn chỉ làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn mà thôi. Điều quan trọng là giải pháp ứng phó, và đại diện WHO đánh giá rất cao cách ứng phó mà Việt Nam đang làm. Ngoài các biện pháp vệ sinh dịch tễ nhằm kiểm soát dịch bệnh này, Việt Nam cũng đã phân lập thành công virus Corona chủng mới, tạo điều kiện cho việc xét nghiệm nhanh các trường hợp nhiễm và nghi nhiễm COVID-19. Bộ Y tế nhận định, đây sẽ là tiền đề cho việc nghiên cứu và phát triển vắc xin phòng chống virus Corona trong tương lai, cũng như giúp cho việc đưa ra các biện pháp dự phòng hiệu quả hơn.Việt Nam cũng đã bắt đầu thử nghiệm thuốc điều trị virus Corona chủng mới.

Nếu tình trạng lo lắng do stress kéo dài sẽ làm cho hệ miễn dịch suy giảm, sức đề kháng sẽ giảm sút, đó là cơ hội để bệnh tật tăng sức công phá. Ngược lại, nếu giữ vững tinh thần lạc quan, nghĩ tích cực, sống tích cực, thì sức đề kháng sẽ tăng. Nếu bị nhiễm COVID-19 thì sức đề kháng cao sẽ giúp cho bạn vượt qua nguy hiểm. “Giữ vững tinh thần, chính là góp sức vào công cuộc chống dịch” - bác sĩ Vương Nguyễn Toàn Thiện, một chuyên gia về sức khỏe tâm thần của Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh, đã gửi thông điệp đó đến mọi người. Ông cho rằng: “Việc động viên nhau giữ niềm hy vọng lạc quan cũng là một cách để con người sống sót qua cơn đại dịch khủng khiếp. Không ai biết chắc chắn khi nào dịch bệnh sẽ dừng lại, nhưng chúng ta vẫn có niềm hy vọng lớn lao về tương lai tốt đẹp phía trước. Ngày mai trời lại sáng!”.

Bác sĩ Swee Kheng Khor, người đã đương đầu trong cuộc chiến chống dịch cúm H1N1 năm 2009 ở Malaysia, đã kêu gọi mọi người hãy đoàn kết và tin tưởng vào khoa học trong cuộc chiến chống virus Corona chủng mới. Bác sĩ Swee cho biết, đây là cuộc chiến giữa các loài, không phải giữa các quốc gia. Và càng không phải là cuộc chiến giữa con người với nhau. “Khoa học tự bản thân nó không thể cứu chúng ta, nhưng kết hợp giữa khoa học, lòng trắc ẩn, sự tin tưởng của công chúng, quản lý tốt của chính phủ, và sự đoàn kết, có thể giúp con người chiến thắng các đợt dịch” - Swee Kheng Khor nhấn mạnh như thế.

Xiết chặt tay nhau và vững tin vào nỗ lực của mình thì con người mới có thể cùng nhau vượt qua đại dịch, như đã từng vượt qua, để cùng sống. Bằng không, chúng ta sẽ thất thủ trước con virus nhỏ hơn triệu tỷ lần, không phải vì sức mạnh của con bệnh, mà chính là vì sự yếu đuối của con người!

Bài: MINH DÂN - Ảnh: MINH KIỆT

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

FIFA Days & thử nghiệm đáng lo

FIFA Days có thể hiểu là Lịch thi đấu quốc tế của FIFA. Đây là một thỏa thuận giữa FIFA và 6 liên đoàn bóng đá châu lục, Hiệp hội các câu lạc bộ châu Âu (ECA) và Hiệp hội Cầu thủ chuyên nghiệp thế giới (FIFPro) về những ngày có thể sử dụng cho các trận đấu chính thức và giao hữu quốc tế môn bóng đá nam. Trong thời gian FIFA Days, các câu lạc bộ có trách nhiệm giải phóng các cầu thủ để họ đến tập trung thi đấu cùng đội tuyển quốc gia.

FIFA Days  thử nghiệm đáng lo
Thử nghiệm thuốc trị sốt xuất huyết đầu tiên ở người mang đến nhiều hứa hẹn

Theo dữ liệu được công bố ngày 20/10, một loại thuốc điều trị sốt xuất huyết do Johnson & Johnson (J&J) phát triển dường như đang cho thấy có tác dụng bảo vệ chống lại một dạng virus ở một số bệnh nhân sốt xuất huyết. Đây là kết quả từ thử nghiệm lây nhiễm có kiểm soát ở người trên quy mô nhỏ ở Mỹ.

Thử nghiệm thuốc trị sốt xuất huyết đầu tiên ở người mang đến nhiều hứa hẹn

TIN MỚI

Return to top