ClockThứ Bảy, 28/05/2016 11:23

Sẽ thêm những tên tuổi mới?

TTH - Hiện có 88 dự án đến từ 21 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2.620,76 triệu USD và với con số này, Thừa Thiên Huế đang đứng ở vị trí thứ 25 trong bảng tổng sắp 63 tỉnh, thành phố trong cả nước về thu hút đầu tư từ nước ngoài (FDI).

Sản xuất men Frít của Công ty Vitto tại KCN La Sơn. Ảnh: Thanh Hương

650 triệu USD là doanh thu của các doanh nghiệp FDI, tăng 18% so với cùng kỳ và 1.500 tỷ đồng (tương đương 68 triệu USD) là số tiền mà các doanh nghiệp này đã nộp ngân sách trong năm 2015, chiếm gần 30% thu ngân sách địa phương là con số khác được Phó Giám đốc Sở Kế hoạch đầu tư Phan Thiên Định đưa ra tại buổi đối thoại trực tuyến “Cải cách hành chính – Thúc đẩy môi trường đầu tư” do Cổng Thông tin điện tử Thừa Thiên Huế tổ chức vào cuối tuần qua.   

Tuy nhiên, nhìn vào danh sách các dự án được “điểm danh” như là các dự án tạo động lực phát triển kinh tế xã hội tại buổi đối thoại này, chúng ta vẫn thấy những cái tên quen thuộc như dự án Nhà máy bia Carlsberg Việt Nam công suất 410 triệu lít/năm; Nhà máy xi măng Luks 2,4 triệu tấn/năm, tổ hợp nuôi và chế biến tôm thẻ chân trắng của Công ty Chăn nuôi CP, dự án Nhà máy HBI, Scavi, dự án Du lịch Laguna, Khách sạn Kinh Thành (La Residence)…Trong các dự án vừa được kể tên, vẫn có những dự án đang gặp khó khăn do sản phẩm đầu ra không được như mong đợi như xi măng Luks, bia. Cũng có thể, những ảnh hưởng về môi trường biển trong thời gian vừa qua sẽ mang lại những kết quả tồi hơn trên lĩnh vực du lịch, dịch vụ so với trước.

Một thông tin quan trọng khác cần được tham khảo: Thừa Thiên Huế đứng ở vị trí thứ 4/5 vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và xếp thứ 6/13 các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên về thu hút đầu tư nước ngoài.Vị trí xác định thứ vị. Nhưng sẽ là võ đoán, thậm chí là vội vàng khi cho rằng, điều này đã phản ảnh đúng năng lực đang có và những năng lực tiềm ẩn khác của Thừa Thiên Huế. Đúng là chúng ta có sốt ruột trước những tiến triển đang có vẻ chậm, nhưng cũng nên nhìn vào những khó khăn và cả thách thức đang đặt ra trong thu hút đầu tư. Hiện tại, sau sự cố môi trường biển và cả tình trạng nhiều lồng, bè cá mà dân nuôi bị chết do ảnh hưởng từ xả thải không đúng quy trình, không đảm bảo an toàn nguồn nước sông, hồ của các nhà máy ở Thanh Hoá, ở Đồng Nai… đã buộc chính quyền các cấp phải đặt ra yêu cầu cao hơn, khắt khe và trách nhiệm hơn nữa trong đánh giá tác động môi trường. Điều này một lần nữa làm tôi liên tưởng đến câu trả lời của một lãnh đạo tỉnh khi nói rằng, Thừa Thiên Huế sẽ nỗ lực để thu hút đầu tư, nhưng không phải bằng mọi giá.

Những vận hành và động thái tích cực trong nhiều góc độ khác nhau để thu hút đầu tư thời gian gần đây đã cho thấy một sự mới mẻ và cầu thị trong lắng nghe, mời gọi, trong đồng hành, hỗ trợ, tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp đến tìm hiểu cũng như thực hiện các thủ tục đầu tư; xây dựng các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư mở rộng dự án cũng như thu hút các nhà đầu tư phụ trợ khác. Ngay cả việc đồng hành để cùng tháo gỡ với các doanh nghiệp đang gặp khó khăn cũng được tỉnh đặt ra như một đối trọng cần thiết để ổn định sản xuất…

Những thay đổi và hiệu ứng của sự thay đổi trong thu hút đầu tư có vai trò của việc tập trung thực hiện việc cải cách thủ tục hành chính – cho dù “rào cản” của thủ tục này vẫn chưa thực sự được tháo bỏ hết ở nơi này, nơi kia. Có lẽ xem đây như là việc mở ra những cánh cửa tốt không chỉ để cải thiện chỉ số PAR Index (chỉ số cải cách hành chính) mà chúng ta đang đứng ở vị trí 19/63, cơ bản hơn, để có thêm những tên tuổi những tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước đầu tư vào Thừa Thiên Huế như những đầu tàu quan trọng.

Minh Hà

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trở lại quán quân trong bảng xếp hạng PAPI

Với điểm tổng hợp đạt 46,0414 điểm, Thừa Thiên Huế dẫn đầu toàn quốc Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2023. Đây là lần thứ 2 Thừa Thiên Huế quán quân chỉ số này.

Trở lại quán quân trong bảng xếp hạng PAPI
Trung Quốc mở rộng khả năng tiếp cận thị trường cho đầu tư nước ngoài

Theo kế hoạch hành động vừa được Nội các Trung Quốc công bố, Trung Quốc sẽ tiếp tục rút ngắn danh sách cấm đối với đầu tư nước ngoài và thực hiện các chương trình thí điểm nhằm tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn cho các công ty toàn cầu trong lĩnh vực đổi mới khoa học và công nghệ.

Trung Quốc mở rộng khả năng tiếp cận thị trường cho đầu tư nước ngoài
Chuyển biến tích cực trong dịch vụ công trực tuyến

Tỷ lệ cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) toàn tỉnh năm 2023 đạt 47,3%, tăng 22,3% so với năm 2022 và 28,3% so với năm 2021. DVCTT đang chuyển dần từ cán bộ hướng dẫn làm thay sang công dân tự làm.

Chuyển biến tích cực trong dịch vụ công trực tuyến
Return to top