ClockThứ Năm, 25/03/2021 13:30
TRIỂN KHAI TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19:

Sẽ thực hiện tại những cơ sở y tế tốt nhất

TTH - Bộ Y tế đang triển khai tiêm loại vắc xin AstraZenecca tại 13 tỉnh, thành phố với nguồn vắc xin do COVAX Facility hỗ trợ. Để chủ động triển khai tiêm loại vắc xin AstraZenecca tại địa phương, Thừa Thiên Huế đang khẩn trương xây dựng kế hoạch tiếp nhận, bảo quản, phân phối và sử dụng vắc xin.

Khẩn trương tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 đảm bảo an toàn, đúng đối tượng16 tỉnh, thành đã tiêm vắc xin Covid-19 cho gần 34.000 người

Tiêm phòng vắc xin cúm cho nhân viên y tế

Theo tổng điều tra dân số và nhà ở vào ngày 1/4/2019 của tỉnh Thừa Thiên Huế thì dân số chung toàn tỉnh là 1.128.620 người; trong đó, số người từ 18 tuổi trở lên là 889.329 người. Đây là số người mà 80% dân số hướng tới cần được tiêm phòng COVID-19 để đảm bảo miễn dịch cộng đồng.

Việc tiêm chủng sẽ được thực hiện trong hai giai đoạn. Giai đoạn 1 tiêm đủ mũi vắc xin phòng COVID-19 cho khoảng 15 - 20% dân số thuộc nhóm đối tượng nguy cơ. Giai đoạn 2 tiêm chủng cho khoảng 60 - 65% dân số là đối tượng trong cộng đồng, đảm bảo bao phủ 80% dân số chung. Các đợt tiêm chủng cụ thể sẽ được triển khai căn cứ theo tiến độ mua sắm, cung ứng vắc xin. Sở Y tế đang phối hợp với Ban Chỉ đạo các cấp và các cơ quan trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, các bệnh viện và các trung tâm y tế tuyến huyện để điều tra, rà soát, lập danh sách đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19.

Từ 15 - 20% dân số là nhóm đối tượng nguy cơ và cộng đồng dự kiến sẽ được tiêm đủ mũi vắc xin phòng COVID-19. Tùy theo tình hình vắc xin được cấp phát và khả năng mua vắc xin để tổ chức theo từng đợt; triển khai theo thứ tự ưu tiên tiêm, như sau: Lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch; nhân viên, cán bộ ngoại giao nước ngoài trên địa bàn được cử đi nước ngoài, hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh; người cung cấp dịch vụ thiết yếu; người làm việc tại các cơ sở giáo dục - đào tạo, làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính thường xuyên tiếp xúc với nhiều người; người mắc các bệnh mãn tính; người sinh sống tại các vùng có dịch; người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội; người được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài; các đối tượng khác do UBND tỉnh quyết định căn cứ yêu cầu phòng chống dịch.

Hiện nay, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 162 cơ sở tiêm chủng Nhà nước và tư nhân, với gần 1.410 người trực tiếp tham gia tiêm. Các cơ sở đã công bố đủ điều kiện tiêm chủng vắc xin theo đúng quy định của pháp luật và có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động tiêm chủng trẻ em, người lớn và theo dõi phản ứng sau tiêm. Đây cũng là nguồn nhân lực chủ yếu để thực hiện việc tiêm chủng vắc xin COVID-19. Việc tổ chức các điểm tiêm, sẽ được tổ chức tại những nơi có đủ điều kiện tốt nhất, đảm bảo đủ trang thiết bị, phương tiện xử trí cấp cứu tại chỗ và phương án cụ thể để hỗ trợ cấp cứu trong trường hợp cần thiết.

Bác sĩ Hoàng Văn Đức, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh nhấn mạnh: Hiện nay, các bộ phận tham mưu đang chuẩn bị văn bản dự thảo trình UBND tỉnh phê duyệt, ban hành kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 giai đoạn 2021-2022. Để đảm bảo an toàn tiêm chủng, cán bộ tiêm chủng sẽ được được tiếp tục tập huấn về việc khám sàng lọc trước tiêm, sử dụng vắc xin phòng COVID-19 và theo dõi, xử lý sự cố bất lợi sau tiêm chủng. Việc tiêm chủng cũng sẽ chỉ được triển khai ở những cơ sở y tế có điều kiện tốt nhất để đảm bảo việc theo dõi và xử lý phản ứng sau tiêm. Tốt nhất là tiêm tại các bệnh viện và địa phương nào tiêm tại địa phương đó.

Vắc xin COVID-19 AstraZeneca được chỉ định để tạo miễn dịch chủ động cho người từ 18 tuổi trở lên để phòng COVID-19. Liệu trình tiêm chủng Vaccine AstraZeneca gồm hai liều riêng biệt, mỗi liều 0,5 ml. Mũi thứ hai cách mũi thứ nhất 12 tuần. Những người đã tiêm vắc xin COVID-19 AstraZeneca liều đầu tiên được khuyến cáo nên hoàn thành liệu trình tiêm chủng với loại vắc xin COVID-19 đã được tiêm ở liều đầu tiên.

Bài, ảnh: ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Không chữa bệnh dại bằng các biện pháp chưa được Bộ Y tế công nhận

Ngày 28/6, Sở Y tế cho biết vừa có công văn đề nghị các đơn vị tăng cường truyền thông về sự nguy hiểm của bệnh dại. Đặc biệt chú ý truyền thông về việc không chữa bệnh dại bằng các biện pháp chưa được Bộ Y tế công nhận. Không sử dụng thuốc chưa được phép lưu hành để khám, điều trị cho người bị bệnh dại hoặc người bị chó, mèo cắn.

Không chữa bệnh dại bằng các biện pháp chưa được Bộ Y tế công nhận
Phần lớn các ca bệnh COVID-19 có biểu hiện nhẹ

Chiều 15/5, Sở Y tế cho biết, trong ngày 15/5 có thêm 13 ca COVID -19: TP. Huế: 7 ca, Phong Điền: 3 ca, Nam Đông: 2 ca, Quảng Điền: 1 ca. Trong số 13 ca, chỉ có 3 ca điều trị tại các cơ sở y tế, số còn lại cách ly tại nhà.

Phần lớn các ca bệnh COVID-19 có biểu hiện nhẹ

TIN MỚI

Return to top