ClockThứ Bảy, 16/09/2017 11:13

Sen cuối mùa

TTH - Con đường sâu hút trong đêm tối. Gió tạt riết đến thở cũng khó và tóc rối bời lên. Không biết người chạy xe máy lúc đó vặn ga ở tốc độ bao nhiêu km/h nhưng ơn trời, cuối cùng tay ga cũng dịu lại ở chặng cuối. Nơi cần đến lúc đó rỉ rả tiếng dế, tiếng ếch oạp và không gian loãng rênh được dẫn dắt bằng những ngọn đèn nhỏ. Lúc đó tôi vẫn còn đầy ắp cảm giác được vùi mình vào nệm êm sau một chuyến đi ngẫu hứng và khá "điên rồ" ở một nơi xa ngái.

Nhưng giấc ngủ đã không tới được ngay vì dẫu sao cũng phải kiếm một thứ gì đó để gìn giữ sự thông suốt của cơ thể, nhất là sau gần nguyên một ngày mệt khờ. Tôi đã được dẫn qua đoạn đường nhỏ dưới hàng cau, qua một cái cầu xíu xiu giả gỗ. Trong ánh sáng mờ ảo của đêm tối, có thể thấy những lá sen già trên con mương đào và tiếng cá quẫy ngay dưới chân. Chỉ nhiêu đó thôi cũng làm mệt mỏi tan dần ra. Lúc ngồi ở bàn ăn, với sự thăng bằng đã được điều chỉnh lại, tôi mường tượng cái sự mệt lúc ấy của mình chắc cũng giống như khi người ta rã đông một thứ gì đó, nhẹ và dễ chịu dần...

Nơi nghỉ không mấy khách. Có lẽ vì vậy mà chủ chỉ cần biết có mấy người, rồi dọn lên bàn những gì mà họ có. Cơm Việt, nhưng đồ ăn và phong cách phục vụ rất tây, dù tôi chỉ dùng chiếc nĩa vào cuối bữa để lấy lên một miếng dưa hấu ngọt lịm. Phía bên kia có mấy ông tây già và xem ra, cuộc trò chuyện của họ khá thoải mái.

Tỉnh dậy vào sáng hôm sau, điều đầu tiên vọng vào là tiếng chim líu ríu đâu đó ngoài hàng hiên. Hơi nước âm ẩm ùa vào người khi cửa phòng mở. Trước mặt tôi lúc ấy là sự lặng im nao động với những bông súng đỏ thẫm nở lan trên mặt hồ. Có mấy chiếc lá to như là cái nong, cái nia, thêm một tay chài đã được thả ở đó từ bao giờ. Tôi đã bỏ dép để leo lên cây cầu khỉ giữa hồ. Tre dưới chân khá nhẵn. Chắc là khách đến trú ngụ ở đây cũng không cầm lòng đặng trước sự mời gọi đáng yêu này...

Những cánh sen lác đác nở bên con đường tối qua khi tôi trở lại. Không biết khi đứng trong lòng mương, lũ sen có mơ một bến bờ rộng rãi hơn không, nhưng nó cũng làm người ta mềm lòng vì hương thơm khiêm nhường và ân cần. Thêm mấy đài sen đã nâu lại bên mảng lá già dặn. Có chú cò thong dong trên vực cỏ. Các bạn tôi bảo ở phía bên kia, gần cánh đồng ấy, cò hẳn một đàn nhé.

Ông chủ chốn dừng chân này cũng là người khẽ khàng. Sự chậm rãi, từ tốn có lẽ đã được mặc định sau nhiều năm đứng chân trên bục giảng cho sinh viên y khoa ở xứ tuyết. Quyết định quay về quê hương, điều mà ông chọn là một nơi đủ rộng, cách xa sự ô nhiễm chốn đô thành, nơi mà người ta có thể sống chậm hơn và hòa mình được với đồng quê hồn hậu.

Tôi đã nghĩ hoài về sen cuối mùa khi ngồi một mình trên chiếc đi văng ngoài hiên, với cảm giác về nắng, về gió và tiếng chim rả rích trên vạt cây, về sự trở lại như một lẽ thường tình từ sau tàn rụi. Nhất là ở một không gian hiền hậu như thế này...

An Di

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai mạc ngày hội Sen Huế 2023 - Sen tô sắc Huế

Tối 23/6, ngày hội Sen Huế 2023 với chủ đề “Sen tô sắc Huế” chính thức được khai mạc tại hồ Tịnh Tâm, TP. Huế. Sự kiện do UBND tỉnh chỉ đạo Sở Du lịch chủ trì phối hợp với công ty TNHH LAATA Việt Nam thực hiện, với sự đồng hành của Công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt, Công ty Cổ phần hàng không Vietjet và một số doanh nghiệp khác ở trong và ngoài tỉnh. Đến dự lễ khai mạc ngày hội có các ông: Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Khai mạc ngày hội Sen Huế 2023 - Sen tô sắc Huế
Khám phá ẩm thực cung đình từ Sen Huế

Sau 2 lần diễn ra vào các năm 2018 (chủ đề “Truyền thuyết một loài hoa”) và 2022 (chủ đề “Sen - tinh hoa của đất trời”), Ngày hội Sen Huế 2023 với chủ đề “Sen tô sắc Huế” sẽ được tổ chức tại hồ Tịnh Tâm trong 3 ngày 23, 24 và 25/6.

Khám phá ẩm thực cung đình từ Sen Huế
Nghiên cứu xác định sâu, bệnh chính gây hại và biện pháp phòng trừ trên cây sen

Chiều 5/6, Sở Khoa học và Công nghệ (KHCN) tổ chức hội nghị nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài KHCN cấp tỉnh "Nghiên cứu xác định một số loại sâu, bệnh chính gây hại và các biện pháp phòng trừ trên cây sen (sen Huế và sen cao sản) tại Thừa Thiên Huế" do Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh chủ trì.

Nghiên cứu xác định sâu, bệnh chính gây hại và biện pháp phòng trừ trên cây sen
Từ thương hiệu sen Huế

Đối với nông dân Huế, một hướng đi mới đang mở ra khi tỉnh có kế hoạch mở rộng diện tích trồng sen tại một số địa phương.

Từ thương hiệu sen Huế
Liên kết, mở rộng diện tích trồng sen

Các địa phương trên địa bàn tỉnh có kế hoạch mở rộng diện tích trồng mới cây sen, đến năm 2025 ổn định diện tích khoảng 745ha. Trong đó, sen cao sản lấy hạt khoảng 85-90%, sen địa phương (sen Huế) từ 10-15% diện tích với năng suất bình quân 18-20 tạ/ha, sản lượng ước đạt khoảng 1.200-1.400 tấn hạt/năm.

Liên kết, mở rộng diện tích trồng sen
Return to top