ClockThứ Năm, 07/11/2013 11:22

Siết chặt nhằm đảm bảo an toàn

TTH - Sử dụng vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN) vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho các đơn vị, song lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh. Siết chặt công tác quản lý VLNCN đang là vấn đề mà các ban ngành chức năng quan tâm và triển khai đồng bộ.

Mỗi năm sử dụng 700 tấn thuốc nổ

Hoạt động nổ mìn khai thác đá ở các DN luôn được giám sát và kiểm tra nghiêm ngặt

Hiện trên địa bàn tỉnh có 23 DN và tổ chức sử dụng VLNCN, giải quyết việc làm cho khoảng 600 lao động, trong đó có 17 mỏ khai thác khoáng sản và 6 đơn vị thi công công trình. Các đơn vị sử dụng VLNCN thực hiện công tác nổ mìn để khai thác khoáng sản, thi công công trình, làm hầm và nổ mìn lộ thiên.

Tùy theo đặc điểm tính chất công trình, các đơn vị sử dụng các loại thuốc, kíp, phương pháp nổ khác nhau, trong đó các đơn vị thi công công trình ngầm chủ yếu sử dụng loại thuốc nổ nhũ tương P113, kíp vi sai phi điện; còn các đơn vị khai thác mỏ có công suất lớn đa số đều dùng loại thuốc nổ anfo, nhũ tương, kíp vi sai điện, vi sai theo hàng và kíp vi sai phi điện vi sai theo từng lỗ. Hiện, các đơn vị sử dụng VLNCN đang có xu hướng ứng dụng các phương pháp nổ mìn tiên tiến như nổ mìn vi sai kíp phi điện, thuốc nổ powergel, watergel, dây dẫn tín hiệu sơ cấp các loại… nhằm giảm thiểu các tác động của nổ mìn gây ra như chấn động, đá văng, sóng không khí, truyền nổ, ô nhiễm môi trường và nâng cao hiệu quả nổ mìn. Một số DN đã áp dụng các phương pháp tiên tiến này là Công ty CP Trường Sơn, Công ty TNHH Luks - Trường Sơn, Công ty CP Xi măng Đồng Lâm…
 
Theo tính toán, mỗi năm các đơn vị trên địa bàn sử dụng gần 700 tấn thuốc nổ các loại, 300 ngàn kíp nổ và trên 500 ngàn mét dây cháy chậm, dây nổ và dây dẫn nổ các loại. Vì vậy, nếu không có biện pháp quản lý nghiêm ngặt, thì chắc chắn sẽ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn đối với hoạt động sử dụng VLNCN. Nhằm đảm bảo an toàn đối với hoạt động VLNCN, từ đầu năm đến nay, Sở Công thương phối hợp với các ngành liên quan thực hiện công tác giám sát ảnh hưởng nổ mìn khai thác tại nhiều mỏ đá nhằm đảm bảo lợi ích cho DN và các hộ dân sinh sống xung quanh nhà máy. Tại mỏ đá vôi thuộc Nhà máy Xi măng Đồng Lâm, đoàn giám sát trực tiếp kiểm tra hiện trường, kho chứa và kiểm tra hộ chiếu nhập khẩu và giấy tờ xuất kho VLNCN để xác định lượng thuốc nổ, quy trình nổ mìn cũng như khoảng cách an toàn trong quy định nổ mìn. Sau 5 lần triển khai nổ mìn để giám sát mức độ ảnh hưởng và xác định quy trình nổ mìn nằm dưới giới hạn cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, khi đó các ban ngành mới đồng ý cho DN tiếp tục triển khai nổ mìn để phục vụ hoạt động khai thác và sản xuất.                
Siết chặt quản lý
 
UBND tỉnh vừa ra chỉ thị về tăng cường công tác quản lý VLNCN nhằm phòng ngừa, không để xảy ra cháy nổ lớn như một số vụ gần đây tại các tỉnh, TP trong cả nước. Với chức năng quản lý VLNCN, Sở Công thương chủ động phối hợp với các ban ngành chức năng đẩy mạnh công tác rà soát, kiểm tra nhân lực, trang bị công cụ hỗ trợ, vật tư, phương tiện phòng chống cháy nổ, đồng thời tăng cường biện pháp canh gác bảo vệ kho VLNCN vào ban đêm và những ngày nghỉ.
 
Ông Tôn Thất Hàm, Trưởng phòng Kỹ thuật an toàn môi trường, Sở Công thương cho biết: “Để đảm bảo an toàn cho người và tài sản của các DN sử dụng VLNCN cũng như đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh, sắp tới, Sở sẽ phối hợp với các ban ngành chức năng tăng cường kiểm tra các điều kiện an toàn của kho VLNCN, thực hiện đảo chuyển thuốc nổ và phương tiện nổ khi nhập khẩu kho theo quy định. Mặt khác, các nhân viên kỹ thuật và các chiến sỹ công an chuyên ngành sẽ tăng cường công tác kiểm tra đột xuất các đơn vị sử dụng, bảo quản VLNCN trên địa bàn thực hiện quy định của pháp luật về sử dụng, bảo quản, vận chuyển VLNCN và có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các DN vi phạm”. DN không tuân thủ các quy định về quản lý và sử dụng VLNCN hoặc làm mất VLNCN sẽ bị xử phạt rất nghiêm khắc.
 
Thời gian qua, Sở Công thương thường xuyên mở các lớp đào tạo, tập huấn sát hạch nhằm củng cố kiến thức, kiểm tra năng lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo và lao động liên quan đến VLNCN nhằm kiện toàn năng lực và trách nhiệm của bộ máy nhân sự. Đến thời điểm này, có trên 50 chỉ huy nổ mìn và giám đốc điều hành mỏ được cấp bằng chuyên môn và hơn 200 thợ mìn, thủ kho, người vận chuyển VLNCN đã được huấn luyện sát hạch. Mặt khác, đẩy mạnh công tác giám sát các ảnh hưởng nổ mìn đối với các mỏ có sử dụng VLNCN trên toàn tỉnh, nhằm xác định bán kính an toàn; điều tra đánh giá các ảnh hưởng đến môi trường và áp dụng các giải pháp bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản công nghiệp.
 
Gần 5 năm qua, từ năm 2009-2013, trên địa bàn tỉnh chưa xảy ra các vụ nổ lớn gây nguy hiểm đến người và tài sản, song hoạt động quản lý VLNCN luôn tiềm ẩn những nguy cơ và rủi ro cao. Ngoài việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát các DN sử dụng, các ban ngành chức năng cần tăng cường hơn nữa các hoạt động kiểm tra đột suất, định kỳ, đồng thời vận động các DN đầu tư hệ thống quản lý và kho bảo quản VLNCN hiện đại nhằm nhăn chặn sự rò rỉ, mất cắp gây ảnh hưởng sức khỏe của người dân cũng như mất an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh.
Bài, ảnh: Thanh Hương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo cấp điện dịp Giỗ tổ Hùng Vương, lễ 30/4 và 1/5

Nhằm đảm bảo cấp điện trong dịp Giỗ tổ Hùng Vương, lễ 30/4 và 1/5 tới, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) chỉ đạo các phòng ban chức năng, các đơn vị trực thuộc thực triển khai các giải pháp nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn, tin cậy phục vụ các hoạt động chính trị, xã hội, sản xuất kinh doanh, nhu cầu sinh hoạt, lễ hội của nhân dân trên địa bàn.

Đảm bảo cấp điện dịp Giỗ tổ Hùng Vương, lễ 30 4 và 1 5
Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh

Chiều 10/4, tại Nghệ An, Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu kinh doanh, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng và Trường đại học Kinh tế Nghệ An tổ chức hội thảo khoa học Quốc gia “Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững”.

Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh
Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh

Sau thời gian gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ cũng như yêu cầu xuất khẩu vào thị trường EU và một số thị trường khác phải đảm bảo “đơn hàng xanh”, năm 2024 các doanh nghiệp (DN) sản xuất hàng dệt may trên địa bàn tích cực đầu tư nhà xưởng, thay đổi chiến lược kinh doanh để đáp ứng các yêu cầu nên đã phục hồi trở lại và ổn định sản xuất kinh doanh.

Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh
Return to top