Thế giới
Cập nhật COVID-19:

Singapore đang đi đúng hướng để đạt mục tiêu 80% tiêm chủng vaccine COVID-19

ClockThứ Bảy, 28/08/2021 09:26
TTH.VN - Tính đến giữa tuần, với 79% tổng dân số đã được tiêm chủng đầy đủ, Singapore hiện đang “đi đúng hướng” để đạt được mục tiêu đạt tỷ lệ tiêm chủng 80% vào cuối tháng 8, Bộ Y tế Singapore (MOH) thông tin.

Mỹ: Một nửa dân số được tiêm chủng vaccine COVID-19Tiêm vaccine đầy đủ, cung cấp khả năng bảo vệ 69% chống lại biến thể DeltaSingapore: 1/2 dân số đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine COVID-19Mỹ vận chuyển lô đầu tiên trong số 500 triệu liều vaccine Pfizer tài trợ toàn cầuẤn Độ phê duyệt khẩn cấp vaccine COVID-19 DNA đầu tiên trên thế giới

Singapore nỗ lực hướng đến mục tiêu đạt tỷ lệ tiêm chủng 80% trong tổng dân số vào cuối tháng 8 này. Ảnh minh họa: Reuters/Nhân dân

Đồng thời, một thông cáo báo chí của lực lượng đặc nhiệm COVID-19 của Singapore cũng lưu ý rằng, hiện số ca nhiễm COVID-19 ở nước này đang tăng cao.

“Tính đến ngày 26/8, số ca mắc mới tại địa phương đã tăng từ mức trung bình là 47,1 ca/ngày ghi nhận trong 2 tuần trước lên thành 76 ca/ngày trong tuần qua. Trong số các trường hợp mới xác nhận, 98,9% bệnh nhân có triệu chứng nhẹ và không cần chăm sóc đặc biệt”, Bộ Y tế Singapore (MOH) thông tin, đồng thời cũng nhấn mạnh rằng lực lượng đặc nhiệm đang giám sát “chặt chẽ” tình hình.

Trong một thông tin liên quan, với gần 80% dân số đã được tiêm chủng đầy đủ, hiện số lượng người tiêm chủng mỗi ngày giảm mạnh xuống mức chưa đến ¼ so với ngày tiêm chủng nhiều nhất. Do đó, Bộ Y tế MOH sẽ đóng cửa 4 trung tâm tiêm chủng hàng loạt là Câu lạc bộ Cộng đồng Bukit Timah; Câu lạc bộ Cộng đồng Kolam Ayer; Câu lạc bộ Cộng đồng Marsiling và Câu lạc bộ Cộng đồng Yuhua.

Thay vào đó, Bộ Y tế (MOH) sẽ tăng cường số lượng phòng khám Public Health Prepareness Clinic có tiêm chủng vaccine COVID-19 từ mức 65 cơ sở vào thời điểm hiện tại, lên thành hơn 80 phòng khám vào tháng 9 tới.

Cũng trong cụm tin liên quan đến đại dịch và vaccine COVID-19, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết, các nhà chức trách liên bang đang thảo luận về việc rút ngắn thời hạn thực hiện các mũi tiêm tăng cường COVID-19, cho phép tiêm bổ sung sớm hơn mũi tiêm này.

Cụ thể, tờ Wall Street Journal mới đây đưa tin, cơ quan quản lý y tế Mỹ có thể phê duyệt bắt đầu tiêm mũi vaccine COVID-19 thứ 3 cho người lớn sau 6 tháng kể từ khi tiêm chủng đầy đủ, thay vì sau 8 tháng như đã được công bố trước đó.

Kế hoạch được đưa ra trong bối cảnh, chương trình tiêm chủng tăng cường của Mỹ là “đầy hứa hẹn” và chương trình đang trên đà bắt đầu được triển khai vào giữa tháng 9, trong khi đang chờ phê duyệt theo quy định.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết, hiện hướng dẫn chính thức của Mỹ vẫn là 8 tháng sau tiêm đầy đủ 2 mũi mới tiêm tăng cường mũi thứ 3.

Giữa tình hình đại dịch vẫn diễn biến vô cùng nghiêm trọng do biến thể Delta lây lan nhanh chóng, các quan chức y tế hàng đầu của Mỹ đã có cuộc họp ngắn vào ngày 27/8, trong đó cho biết số ca nhiễm COVID-19 mới có chiều hướng tiếp tục gia tăng. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm chủng cũng đã cao hơn, với ½ số trẻ em từ 12 – 17 tuổi đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine COVID-19 khi các trường học bắt đầu năm học mới.

Cùng lúc này ở Ấn Độ, đất nước ngày 27/8 đã tiêm 10 triệu liều vaccine COVID-19, một kỷ lục quốc gia mà Thủ tướng Narendra Modi ca ngợi là “một thành tích quan trọng” của Ấn Độ khi nước này vẫn đang đối diện với lo ngại tình trạng lây nhiễm gia tăng.

Được biết, Ấn Độ đã tiêm chủng tổng cộng khoảng 628 triệu liều vaccine COVID-19, bao gồm hơn một nửa trong số 944 triệu người trưởng thành của nước này đã tiêm ít nhất 1 liều và tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ 2 liều là 15%. Mục tiêu của chính phủ là tiêm chủng cho toàn bộ dân số trưởng thành vào tháng 12.

Kỷ lục tiêm chủng hằng ngày ghi nhận trước đó là 9,2 triệu liều.

Sản lượng vaccine của Ấn Độ đã tăng vọt trong tháng này, chủ yếu nhờ vào Viện Huyết thanh Ấn Độ, hiện đang sản xuất khoảng 150 triệu liều vaccine AstraZeneca/tháng.

Tỷ lệ tiêm chủng tăng mạnh diễn ra khi Ấn Độ báo cáo hơn 40.000 ca nhiễm mới trong ngày thứ 2 liên tiếp vào ngày 27/8.

Số ca nhiễm đã giảm xuống mức thấp nhất là 25.166 ca vào giữa tháng nhưng đã tăng mạnh mẽ trở lại trong 3 ngày qua, tập trung chủ yếu ở bang Kerala – miền nam nước này, nơi gần đây đã tổ chức một lễ hội lớn mà các gia đình thường tụ họp với nhau.

Tính riêng tuần qua, tiểu bang Kemala chiếm gần 60% số ca nhiễm COVID-19 mới. Bộ Y tế Ấn Độ nhấn mạnh: “Bất kỳ sự lỏng lẻo nào trong tiến trình đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt chiến lược xét nghiệm – theo dõi – điều trị - tiêm chủng và gây ảnh hưởng đến việc đảm bảo hành vi phù hợp để đối phó với đại dịch đều có thể dẫn đến sự gia tăng hơn nữa sự lây truyền COVID-19 ở bang Kerala và các bang lân cận”.

Chính quyền Kerala cho biết, nêu có thêm ca nhiễm, tiểu bang sẽ áp dụng lệnh phong tỏa để chống dịch.

Đan Lê (Tổng hợp và lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Singapore tiếp tục là thành phố thông minh nhất châu Á năm 2024

Theo Chỉ số Thành phố Thông minh 2024 vừa được Viện Quản lý phát triển quốc tế (IMD) có trụ sở tại Thụy Sĩ công bố, Singapore là thành phố thông minh thứ 5 trên thế giới, tăng 2 bậc so với bảng xếp hạng năm 2023. Đồng thời, đây cũng tiếp tục là thành phố thông minh nhất châu Á và là thành phố châu Á duy nhất lọt vào top 10, đánh bại các thành phố như Bắc Kinh, Đài Bắc và Seoul.

Singapore tiếp tục là thành phố thông minh nhất châu Á năm 2024
ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài

Trong Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 vừa được công bố hôm nay (10/4), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2024 đối với Việt Nam được đưa ra trước đó, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Cụ thể, ADB kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 6% và 6,2% vào năm 2024 và 2025.

ADB Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài
Return to top