Thế giới

Singapore: Không nên thay thế khẩu trang bằng bất kỳ vật dụng nào khác

ClockChủ Nhật, 30/08/2020 15:09
TTH.VN - Bộ Y tế Singapore (MOH) mới đây cho biết không nên sử dụng thay thế khẩu trang bằng các vật dụng khác như khăn choàng cổ và khăn tay

Thủ tướng Đức không tái tranh cử mà tập trung chống dịch Covid-19Vũ Hán mở cửa trường học trở lạiĐiều phối viên LHQ đánh giá cao chìa khoá thành công của Việt Nam trong phản ứng với COVID-19Thế giới tiến gần mốc 25 triệu ca mắc Covid-19Thêm đòn bẩy chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ASEAN

Mang khẩu trang chuyên dụng để chống dịch là yêu cầu mà Bộ Y tế Singapore đưa ra. Ảnh minh họa: Reuters/ VTV.vn

Theo giới chuyên gia “Vì những vật dụng che phủ tạm thời này có thể sẽ không ôm khít xung quanh mũi và miệng của người dùng, đồng thời khăn tay, khăn choàng cũng không được làm từ những chất liệu dành riêng cho việc phòng chống lây nhiễm virus nên chúng có thể không hoạt động tốt như khẩu trang chuyên dụng”.

Do đó, để đảm bảo tỷ lệ lây nhiễm trong cộng đồng được giữ ở mức thấp, điều quan trọng là mọi người đều phải đeo khẩu trang được thiết kế và sản xuất dành riêng cho mục đích ngăn ngừa lây nhiễm.

Tuyên bố này được Bộ MOH đưa ra sau sự việc gần đây liên quan đến một người đàn ông không được phép lên xe buýt vì dùng khăn choàng cổ thay thế cho khẩu trang. Trong đoạn video được đăng tải lên mạng, người đàn ông được cho là có sử dụng ngôn ngữ lăng mạ tài xế xe buýt.

Vừa qua, Bộ Y tế Singapore đã triển khai thảo luận về hiệu quả của việc che chắn trong thời điểm đại dịch COVID-19 vẫn đang hoành hành. Cụ thể, bộ nhấn mạnh phải đeo khẩu trang sao cho che khít toàn bộ mũi và miệng, không để lại khoảng cách giữa khẩu trang và mặt. Vì vậy, không nên sử dụng các vật dụng thay thế như khăn choàng hoặc khăn tay.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Return to top