Thế giới

Singapore sẽ cần thêm 1,2 triệu lao động kỹ thuật số vào năm 2025

ClockThứ Năm, 25/02/2021 14:38
TTH.VN - Tạp chí Business Times ngày 25/2 trích dẫn một báo cáo mới do Công ty Amazon Web Services ủy quyền cho hay, Singapore sẽ cần thêm 1,2 triệu lao động kỹ thuật số vào năm 2025, tăng 55% so với mức hiện tại, nhằm duy trì tính cạnh tranh.

Lưu ý khoảng cách kỹ thuật số trong nền kinh tế châu Á hậu COVID-19Hiệp định Đối tác Kinh tế Kỹ thuật số Singapore - New Zealand sẽ có hiệu lực vào ngày 7/1/2021Thêm nhiều cơ hội tăng trưởng cho thanh toán kỹ thuật số vào năm 2021

Vào năm 2025, ​Singapore sẽ cần tăng thêm 55% triệu lao động kỹ thuật số so với mức hiện tại. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Cũng theo báo cáo của Amazon Web Services, lao động lành nghề kỹ thuật số hiện đại diện cho 63% lực lượng lao động của Singapore.

Báo cáo đã tiến hành khảo sát trên hơn 500 lao động kỹ thuật số ở quốc gia này và phỏng vấn các chuyên gia công nghệ, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và những nhà hoạch định chính sách và xác định rằng, những kỹ năng như thiết kế kiến ​​trúc đám mây, an ninh mạng, hỗ trợ hoạt động phần mềm, phát triển web/ phần mềm/ trò chơi, và mô hình hóa dữ liệu quy mô lớn là những kỹ năng nằm trong số 5 kỹ năng được yêu cầu hàng đầu ở Singapore vào năm 2025.

Đáng chú ý, 51% lao động kỹ thuật số của Singapore, những người hiện nay không áp dụng các kỹ năng điện toán đám mây tin rằng, những kỹ năng này sẽ được yêu cầu vào năm 2025 để họ thực hiện công việc của mình.

Ông Gerald Wong, người đứng đầu phụ trách mảng lĩnh vực công tại Công ty IDC Asia Pacific nhận định, sự chuyển đổi sang các nền kinh tế số được hỗ trợ bởi kỹ thuật số đã tăng tốc trong năm qua, khi các tổ chức tận dụng khả năng làm việc từ xa để đối phó với tình trạng phong toả toàn quốc và các biện pháp giãn cách an toàn trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

"Điều mà nhiều tổ chức và nhà lãnh đạo Singapore đã không nghĩ đến là sự kết nối và trải nghiệm dịch vụ gia tăng, hiệu quả phân bổ nguồn lực và tự động hóa tốt hơn, cũng như khả năng thích ứng văn hóa xã hội nhanh chóng của các thành phần xã hội và người lao động trong cuộc sống hàng ngày của họ đối với các tương tác trực tuyến và giao dịch trực tuyến như vậy", ông Gerald Wong giải thích.

Được biết, báo cáo có tiêu đề "Khai phá tiềm năng kỹ thuật số của châu Á – Thái Bình Dương: Thay đổi nhu cầu kỹ năng kỹ thuật số và cách tiếp cận chính sách" đã xem xét 6 quốc gia, bao gồm: Indonesia, Australia, Ấn Độ, Nhật Bản, Singapore, và Hàn Quốc.

Đối với Indonesia, cuộc khảo sát cho thấy những lao động lành nghề kỹ thuật số hiện chỉ chiếm 19% lực lượng lao động của quốc gia này. Nền kinh tế sẽ cần thêm hơn 110 triệu lao động kỹ thuật số vào năm 2025.

Người lao động Indonesia trung bình sẽ cần phát triển 7 kỹ năng kỹ thuật số mới trong vòng 5 năm tới, nhằm bắt kịp với tiến bộ công nghệ và nhu cầu. Chúng bao gồm các kỹ năng kỹ thuật số cơ bản, từ việc học hỏi cách sử dụng các nền tảng giao tiếp trực tuyến và phần mềm cộng tác; đến những kỹ năng nâng cao hơn, chẳng hạn như thiết kế kiến ​​trúc đám mây.

Ông Tan Lee Chew, Giám đốc Điều hành tại khu vực Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) của Worldwide Public Sector, đơn vị thuộc Amazon Web Services cho hay: “Nghiên cứu nhấn mạnh nhu cầu về lao động lành nghề có kỹ năng đám mây ở Indonesia, ngay cả trong các lĩnh vực phi công nghệ, như lĩnh vực sản xuất”.

Theo nghiên cứu nói trên, 43% lao động kỹ thuật số trong lĩnh vực sản xuất cho rằng, họ sẽ cần đến kỹ năng thiết kế kiến ​​trúc đám mây khi các nhà sản xuất áp dụng những công nghệ để tối ưu hóa chuỗi cung ứng, và xác định tình trạng của thiết bị. Trong khi đó, gần một nửa (48%) lao động kỹ thuật số, những người không có kỹ năng lập mô hình dữ liệu quy mô lớn cho biết, họ nhiều khả năng sẽ yêu cầu những kỹ năng này để thực hiện công việc của mình vào năm 2025.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Business Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân

Sáng 24/4, tại Khu công nghiệp huyện Phong Điền, Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tỉnh phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024 với chủ đề "Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng" và Tháng Công nhân với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết".

Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân
Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững

Chiều 23/4, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết giữa kỳ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh (gọi tắt Chương trình), đồng thời đưa ra những giải pháp giảm nghèo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế trong thời gian đến.

Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững
Xây dựng môi trường lao động an toàn

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong lao động, sản xuất được doanh nghiệp (DN), các cấp công đoàn chủ động thực hiện nhằm hạn chế tối đa mọi rủi ro gây ra.

Xây dựng môi trường lao động an toàn
Singapore tiếp tục là thành phố thông minh nhất châu Á năm 2024

Theo Chỉ số Thành phố Thông minh 2024 vừa được Viện Quản lý phát triển quốc tế (IMD) có trụ sở tại Thụy Sĩ công bố, Singapore là thành phố thông minh thứ 5 trên thế giới, tăng 2 bậc so với bảng xếp hạng năm 2023. Đồng thời, đây cũng tiếp tục là thành phố thông minh nhất châu Á và là thành phố châu Á duy nhất lọt vào top 10, đánh bại các thành phố như Bắc Kinh, Đài Bắc và Seoul.

Singapore tiếp tục là thành phố thông minh nhất châu Á năm 2024
Return to top