Thế giới

Singapore thành lập lực lượng đặc nhiệm phục hồi du lịch

ClockThứ Tư, 04/03/2020 14:53
Lực lượng đặc nhiệm phục hồi du lịch do chính phủ Singpore thành lập chịu trách nhiệm vạch ra các kế hoạch chiến lược nhằm khắc phục những tổn thất do COVID-19 gây ra, đưa ngành du lịch Singapore dần trở lại với hoạt động bình thường.

Đoàn đại biểu quân sự Việt Nam dự Đối thoại Shangri-La tại SingaporeCác quốc gia ASEAN đón 129 triệu du khách trong năm 2018Bangkok, Singapore và Kuala Lumpur lọt top 10 thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2018Singapore: Lượng khách du lịch tăng mạnh trong nửa đầu năm15 triệu USD Singapore chi cho thượng đỉnh Trump - Kim là đáng giá

Singapore đang nỗ lực vực dậy thị trường du lịch - Ảnh: STB

Ngày 4/3, Tổng Cục Du lịch Singapore cho biết chính phủ nước này đã thành lập Lực lượng đặc nhiệm phục hồi Du lịch Singapore (TRAC) với nhiệm vụ vạch ra các kế hoạch chiến lược nhằm khắc phục những tổn thất do COVID-19 gây ra, đưa ngành du lịch Singapore dần trở lại với hoạt động bình thường.

TRAC bao gồm các nhà lãnh đạo thuộc ngành du lịch đến từ phía chính phủ và doanh nghiệp tư nhân, tận dụng thế mạnh của cả hai phía nhằm phối hợp cùng nhau trong nỗ lực phục hồi ngành du lịch Singapore. 

Công việc của họ là tìm kiếm cơ hội và biện pháp thích hợp để thúc đẩy, củng cố niềm tin của các cơ sở du lịch Singapore, cũng như góp phần xây dựng và khởi xướng những kế hoạch phục hồi ngành du lịch.

Đến nay, với sự hỗ trợ của chính phủ, Tổng cục Du lịch Singapore đã công bố các biện pháp miễn lệ phí cấp giấy phép cho khách sạn, đại lý du lịch và hướng dẫn viên du lịch, đồng thời sẽ chi trả phí vệ sinh cho các khách sạn có trường hợp nghi nhiễm và được xác nhận dương tính với COVID-19.

Thành lập TRAC chỉ là một trong nhiều biện pháp mà Singapore đang thực hiện trong đó bao gồm khởi động chiến dịch "SG Clean" (Vì một Singapore xanh - sạch), chương trình theo dõi liên lạc nghiêm ngặt do Bộ Y tế Singapore chỉ đạo các ban ngành phối hợp để chống thiệt hại do dịch COVID-19. 

Để thực hiện, Bộ Y tế nước này đã áp dụng phương thức "truy ngược" đối với các hoạt động của bệnh nhân trong hai tuần trước khi xuất hiện triệu chứng của bệnh, giúp dễ dàng khoanh vùng và phát hiện các ca bệnh tiềm năng và nguồn lây truyền bệnh. 

Đồng thời, Bộ Y tế cũng tiến hành theo dõi, dự đoán các ca nhiễm tiềm năng sau quá trình tiếp xúc với nguồn bệnh để kịp thời khám và chữa trị nếu có triệu chứng bất thường.

Cục Môi trường Quốc gia Singapore (NEA) đã phát động chiến dịch "SG Clean" để nâng cao ý thức của người dân trong việc giữ vệ sinh tại các địa điểm công cộng như khu ăn uống bình dân, trung tâm thương mại, nhà vệ sinh công cộng, v.v…

Chiến dịch "SG Clean" bắt đầu tại các quán ăn bình dân, sau đó mở rộng đến các nút giao thông công cộng như ga xe lửa và các trạm xe buýt. Quy mô của chiến dịch bao gồm cả trường học - đặc biệt là trường mầm non, tòa nhà chính phủ, khách sạn, địa điểm tổ chức hội nghị, điểm du lịch, bến tàu và bến phà, nhà ga sân bay, khu nghỉ dưỡng tích hợp, trung tâm mua sắm và các địa điểm ăn uống.

Tổ chức và doanh nghiệp tham gia chiến dịch sẽ phải cam kết cũng như tuân thủ các quy định kiểm tra vệ sinh nghiêm ngặt theo từng ngành, gồm các tiêu chí như giám sát quản lý, các phương pháp khử trùng, mức độ sạch sẽ của khu vực công cộng và nhà vệ sinh. 

Những quy định này sẽ được điều chỉnh tùy theo yêu cầu và hoạt động của từng doanh nghiệp. Các địa điểm được công nhận bởi "SG Clean" đều được kiểm tra cấp cơ sở bởi các bộ, ngành hoặc giám định bên thứ ba để đảm bảo luôn trong tình trạng sạch sẽ và an toàn.

Từ khi dịch COVID-19 bùng phát, lượng khách quốc tế đến tham quan quốc đảo này đã giảm 25-30% so với năm 2019. Trung bình Singapore mất từ 18-20 ngàn lượt khách mỗi ngày và hầu hết là khách du lịch đến từ Trung Quốc, đặc biệt sau khi chính phủ nước này ban hành lệnh hạn chế nhập cảnh đối với người mang hộ chiếu Trung Quốc nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch. 

Năm 2019, ngành du lịch Singapore ghi nhận con số cao kỷ lục với 19,1 triệu lượt khách quốc tế, trong đó khách Trung Quốc chiếm 19%, ngành công nghiệp không khói này đang đóng góp khoảng 4% vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Theo Tuổi trẻ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Singapore tiếp tục là thành phố thông minh nhất châu Á năm 2024

Theo Chỉ số Thành phố Thông minh 2024 vừa được Viện Quản lý phát triển quốc tế (IMD) có trụ sở tại Thụy Sĩ công bố, Singapore là thành phố thông minh thứ 5 trên thế giới, tăng 2 bậc so với bảng xếp hạng năm 2023. Đồng thời, đây cũng tiếp tục là thành phố thông minh nhất châu Á và là thành phố châu Á duy nhất lọt vào top 10, đánh bại các thành phố như Bắc Kinh, Đài Bắc và Seoul.

Singapore tiếp tục là thành phố thông minh nhất châu Á năm 2024
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Return to top