ClockChủ Nhật, 01/09/2019 16:50

Singapore thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng dưới lòng đất

Là một quốc gia phát triển hàng đầu Đông Nam Á, song với diện tích chỉ khoảng 1/5 diện tích thủ đô Hà Nội, Singapore phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về đất đai.

Có thể tốn đến 72 tỷ USD để bảo vệ Singapore trước tình trạng nước biển dângKinh tế Singapore chỉ tăng 0,1% trong quý II, thấp nhất trong thập kỷ qua

Hệ thống làm mát dưới lòng đất của khách sạn Marina Bay Sands tại Singapore. Ảnh: AFP

Với diện tích chỉ khoảng 720 km2 (tương đương khoảng 1/5 diện tích thủ đô Hà Nội), giới chức Singapore đã phải dùng mọi biện pháp có thể để tận dụng đất đai nhằm phục vụ cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, từ bồi đắp thêm đất ngoài biển hay xây dựng các tòa nhà chọc trời.

Trong vài thập niên gần đây, chính quyền Singapore đã phải rất cẩn thận trong việc quản lý tốc độ tăng trưởng để tránh gặp phải những vấn đề của một số đô thị lớn khác tại châu Á, ví dụ như mật độ dân số dày đặc hay hạ tầng giao thông bị quá tải.

Mặc dù vậy, với số dân được dự báo sẽ tăng đều trong vài năm tới, Singapore đang cân nhắc việc tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng dưới lòng đất để có thể "giải phóng" thêm nhiều tài nguyên đất đai ở trên mặt đất. Hiện đảo quốc này đã sở hữu một tuyến đường cao tốc dưới lòng đất cùng hệ thống điều hòa không khí ngầm hiện đại tầm cỡ thế giới.

Chuyên gia Abhineet Kaul tại công ty tư vấn Frost & Sullivan nhận định: "Singapore cần cân nhắc những biện pháp đưa các cơ sở hạ tầng quan trọng xuống dưới lòng đất. Hiện nhu cầu sử dụng đất cho mục đích công nghiệp, thương mại, sinh sống trên mặt đất tại Singapore đang ngày càng gia tăng."

Theo một bản dự thảo được công bố hồi tháng 3, giới chức Singapore muốn hạ ngầm các hệ thống giao thông, kho bãi và cơ sở công nghiệp để tăng quỹ đất trên mặt đất. Tuy nhiên, vẫn chưa có kế hoạch nào về việc xây nhà ở dưới lòng đất.

Từ trước đến nay, Singapore chủ yếu sử dụng phương pháp bồi đắp thêm đất ngoài biển để tăng cường diện tích. Tuy nhiên, việc bồi đắp ngày càng trở nên đắt đỏ khi vươn ra những vùng biển sâu hơn, trong khi nhiều quốc gia đã dừng cung cấp cát cho Singapore do những lo ngại về môi trường.

Bên cạnh đó, nhiều nhóm hoạt động môi trường lo ngại việc bồi đắp đất sẽ gây ảnh hưởng xấu đến các bãi biển, bờ sông, các loại động thực vật...,đem lại tác động tiêu cực tới hệ sinh thái.

Trong khi đó, ngoài tiết kiệm diện tích đất, việc hạ ngầm các công trình sẽ giảm tải nhu cầu sử dụng điều hòa không khí, giúp một quốc gia có khí hậu nhiệt đới như Singapore giảm bớt được gánh nặng về năng lượng.

Mặc dù vậy, đưa các cơ sở hạ tầng xuống lòng đất sẽ không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, do Singapore hiện đã là một đô thị đông đúc nên việc xây dựng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Singapore tiếp tục là thành phố thông minh nhất châu Á năm 2024

Theo Chỉ số Thành phố Thông minh 2024 vừa được Viện Quản lý phát triển quốc tế (IMD) có trụ sở tại Thụy Sĩ công bố, Singapore là thành phố thông minh thứ 5 trên thế giới, tăng 2 bậc so với bảng xếp hạng năm 2023. Đồng thời, đây cũng tiếp tục là thành phố thông minh nhất châu Á và là thành phố châu Á duy nhất lọt vào top 10, đánh bại các thành phố như Bắc Kinh, Đài Bắc và Seoul.

Singapore tiếp tục là thành phố thông minh nhất châu Á năm 2024
Thủ tướng làm việc với Bệnh viện Trung ương Huế, khảo sát dự án đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương

Chiều tối 6/4, làm việc tại Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác tham quan cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ điều trị tại Bệnh viện Quốc tế Trung ương Huế; thăm, tặng quà hai ca ghép tạng xuyên Việt mới đây đang được theo dõi sau phẫu thuật.

Thủ tướng làm việc với Bệnh viện Trung ương Huế, khảo sát dự án đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương

TIN MỚI

Return to top