ClockThứ Tư, 24/02/2016 15:14

Slogan mới cho du lịch

TTH - Thay cho tiêu chí mỹ miều, gợi cảm, sinh động, khẩu hiệu (slogan) du lịch ngày nay lại xuất hiện những thông điệp khá “trần trụi” nhưng cần thiết để cạnh tranh và trấn an du khách trong một môi trường du lịch không hoàn toàn yên ổn.

“Điểm đến không lừa đảo”

Đây là câu chuyện được đề cập tại Malaysia, trong một công viên du lịch. Ở đó, người ta gắn những tấm biển với cam kết “Điểm đến không lừa đảo” để an tâm du khách trước nỗi nơm nớp bị “chặt, chém” diễn ra nhiều nơi ở Malaysia. Cùng với tấm biển lạ là những quy ước sạch: Ban hành một mức giá cho khách nước ngoài, cũng như dân bản địa; nói không với tiền “lại quả” cho cánh lái xe tắc-xi và hướng dẫn viên, các hãng lữ hành đưa khách đến nhằm thu hút khách bằng chất lượng sản phẩm chứ không phải bằng quy mô tiền trả cho cánh môi giới. Thay vào đó, du khách tìm đến công viên qua thông tin có được trên internet và những bài báo đánh giá điểm đến.

Du khách trải nghiệm tour Chiều trên phá Tam Giang. Ảnh: Q.Hào

Ông Sim Choo Kheng, Giám đốc khu giải trí Escape, chủ nhân của sáng kiến làm du sạch nói trên cũng đã phát động phong trào cam kết làm du lịch liêm chính trên khắp Malaysia.

Câu chuyện trên được truyền thông viện dẫn, với sự liên tưởng đến Việt Nam, nơi nạn “chặt chém”, cò mồi cứ nhói lên ở nơi này, nơi kia.

Riêng tại Huế, vẫn còn tình trạng các điểm đến tham quan, mua sắm muốn có khách thì phải trả 30 thậm chí 50 % hoa hồng cho môi giới dẫn khách. Và dĩ nhiên, số tiền lại qủa phải chung chi ấy sẽ được “bẹo lại” từ chất lượng dịch vụ.

Cũng liên quan đến chuyện gian dối trong du lịch, ông Trần Quang Hào, Giám đốc Công ty Huetourist kể, doanh nghiệp này đã đổ không biết bao nhiêu công sức để xây dựng tour Chiều trên phá Tam Giang đưa khách tham quan đầm Chuồn. Sản phẩm vừa mới ổn định được vài năm thì lập tức một số đơn vị khác nhảy vô khai thác “chùa” bằng cách hạ giá rồi nhồi nhét khách trên thuyền, bớt xén thực đơn…Trước kiểu làm ăn chụp giật, “hôi của” như thế, ông Hào bảo, chỉ còn cách cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ và khai thác triệt để sự hữu ích của internet thông qua phản hồi du lịch.

Song, các chuyên gia cho rằng, đã đến lúc, những doanh nghiệp du lịch liêm chính cần treo lên những tấm biển nói không với lừa đảo như cách người Malaysia đã khởi xướng. Khi ấy, khẩu hiệu “Điểm đến không lừa đảo” chắc chắn sẽ là thông điệp cạnh tranh “hot” cho điểm đến du lịch, thay cho những câu chung chung như “Điểm đến an toàn” khá bổ biến lâu nay.

Nhật Nguyên

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công bố bộ nhận diện thương hiệu du lịch

Sáng 4/5, Sở Du lịch tổ chức lễ công bố bộ nhận diện thương hiệu du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, nhằm mục đích giới thiệu biểu trưng (logo) và khẩu hiệu (slogan) du lịch Huế đến với các sở, ban, ngành, doanh nghiệp du lịch, báo chí, các đơn vị truyền thông và du khách.

Công bố bộ nhận diện thương hiệu du lịch
Chính thức có logo và slogan du lịch

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Nguyễn Dung vừa ký văn bản đồng ý sử dụng biểu trưng và khẩu hiệu nhằm nhận diện thương hiệu du lịch Thừa Thiên Huế.

Chính thức có logo và slogan du lịch
Lo cho chất lượng hình ảnh đại diện du lịch Huế

Cuộc thi làm phim quảng bá và sáng tác logo, slogan du lịch Huế được phát động đã gần 4 tháng và sắp “hạ màn”. Thế nhưng đến thời điểm hiện tại, số lượng tác phẩm dự thi đếm “trên đầu bàn tay”.

Lo cho chất lượng hình ảnh đại diện du lịch Huế
Kinh tế miền Trung: "liên" mãi vẫn chưa "kết"

Liên kết để phát triển - câu slogan đó đã được treo lên trên Diễn đàn kinh tế miền Trung lần thứ nhất vào 10 năm trước (2007). Mười năm qua, slogan này liên tục được đưa ra bàn thảo và nhắc đi nhắc lại trong nhiều cuộc hợp tác của các địa phương miền Trung. Nhưng rồi mười năm sau, tại Diễn đàn kinh tế miền Trung 2017, liên kết vẫn là một bài toán chưa tìm ra lời giải.

Kinh tế miền Trung  liên mãi vẫn chưa kết

TIN MỚI

Return to top