Thế giới

Số bệnh nhân nhiễm MERS tiếp tục tăng ở Arab Saudi

ClockChủ Nhật, 06/09/2015 16:10
TTH.VN - Số người tử vong do Hội chứng hô hấp vùng Trung Đông (MERS) đang tiếp tục tăng lên ở Arab Saudi khiến các quan chức y tế địa phương rất lo lắng, bởi nước này đang chuẩn bị đón nhận hàng triệu người tham gia vào cuộc hành hương hàng năm Hajj, hãng truyền thông quốc tế Deutsche Welle của Đức cho biết.

 
Số ca nhiễm MERS ở Arab Saudi khiến các quan chức y tế nước này lo lắng - Ảnh: Followtheoutbreak

Theo thông tin từ Bộ Y Tế Arab Saudi, số ca nhiễm MERS ở nước này đã lên đến 1.171 người, với 502 bệnh nhân thiệt mạng, kể từ khi virus này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2012.

Chỉ tính riêng trong tuần qua, các nhà chức trách Arab Saudi đã ghi nhận 19 trường hợp tử vong gây ra do virus MERS.

Sự gia tăng đột biến các ca nhiễm khuẩn đã buộc cơ quan y tế nước này phải đóng cửa phòng cấp cứu của một bệnh viện hàng đầu ở thủ đô Riyad vào tuần trước, sau khi có khoảng 46 người, kể cả các nhân viên y tế của bệnh viện, bị lây nhiễm virus MERS.

Vào tháng 9 này, Arab Saudi đang chuẩn bị đón nhận khoảng hơn 2 triệu người Hồi giáo từ khắp nơi trên thế giới tham gia vào chuyến hành hương hàng năm Hajj đến thánh địa Mecca và Medina. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh như hiện nay khiến các quan chức y tế nước này lo lắng về sự an toàn của những người tham gia chuyến hành hương năm nay.

MERS có tỷ lệ tử vong khoảng 40%, đã xuất hiện ở châu Á hồi năm 2003 và giết chết hàng trăm người, chủ yếu ở Trung Quốc.

MERS lần đầu tiên được phát hiện tại Arab Saudi vào năm 2012 và sau đó lan sang các nước khác. Phần lớn các ca nhiễm bệnh xảy ra trên bán đảo Ả Rập, trong đó bao gồm Arab Saudi, Yemen, Bahrain, UAE và Oman. Bệnh này có thể lây truyền từ người này sang người khác, nhưng thường chỉ thông qua tiếp xúc gần gũi.

Vì bệnh này đòi hỏi phải tiếp xúc gần, nên nguy cơ lây lan toàn cầu của MERS được cho là không cao. Tuy nhiên, một ổ dịch đã bùng phát ở Hàn Quốc hồi tháng 5 năm nay sau khi một du khách bị nhiễm trở về từ Arab Saudi, UAE, và Bahrain, khiến 36 người thiệt mạng và 186 người nhiễm bệnh. Đến cuối tháng trước, các nhà chức trách Hàn Quốc đã công bố hết dịch MERS gây tử vong ở nước này.

Hiện Arab Saudi vẫn là quốc gia bị virus MERS hoành hành mạnh nhất.

Bệnh này thuộc về nhóm bệnh do virus corona gây ra, trong đó có cả cảm cúm và SARS. Virus có thể gây ra các triệu chứng như sốt, các vấn đề về đường hô hấp, viêm phổi hoặc suy thận.

Hiện nay chưa có vaccine phòng chống MERS. Những người bị bệnh mãn tính, có hệ thống miễn dịch yếu có nguy cơ nhiễm virus cao hơn người bình thường.

Bảo Nghi (lược dịch từ DW & Youthhealthmag)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các tổ chức nhân đạo cảnh báo về nắng nóng khi mùa hè đến gần

Theo Hãng Thông tấn The Straits Times ngày hôm nay (29/3), hai tổ chức nhân đạo hàng đầu thế giới vừa lên tiếng cảnh báo, nắng nóng khắc nghiệt là một trong những vấn đề gây nguy hiểm nhất do biến đổi khí hậu; mặc dù vậy, vấn đề này ít được quan tâm hơn so với các tác động dây chuyền khác, chẳng hạn như bão và lũ lụt.

Các tổ chức nhân đạo cảnh báo về nắng nóng khi mùa hè đến gần
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa ra mắt một mạng lưới mới về các chủng virus corona, CoViNet, để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm và chính xác về SARS-CoV-2, MERS-CoV, cũng như các chủng virus corona mới, có tầm quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng.

WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona
1,05 tỷ tấn thực phẩm toàn cầu bị lãng phí trong khi hàng trăm triệu người bị đói

Theo một báo cáo mới của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) vừa công bố ngày 27/3, trong khi 2,4 tỷ người trên thế giới (tương đương 1/3 nhân loại) phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng hoặc vừa phải và 783 triệu người bị ảnh hưởng bởi nạn đói, thì hơn 1 tỷ bữa ăn đang bị lãng phí mỗi ngày.

1,05 tỷ tấn thực phẩm toàn cầu bị lãng phí trong khi hàng trăm triệu người bị đói
Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon

Hãng Thông tấn Reuters ngày 27/3 đưa tin, Brazil và Pháp vừa khởi động một chương trình đầu tư, nhằm mục tiêu bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon ở Brazil và Guyana, với khoản đầu tư trị giá 1 tỷ euro (tương đương 1,1 tỷ USD) từ các nguồn quỹ công và tư nhân trong vòng 4 năm tới.

Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon
Return to top