ClockThứ Hai, 06/02/2023 17:21

Số ca tiêm vắc xin phòng bệnh dại tăng nhẹ

TTH.VN - Ngày 6/2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) cho biết, số ca đến tiêm vắc xin phòng bệnh dại tăng nhẹ. Trong tháng 1/2023, có 165 trường hợp đến tiêm, trong đó có 83 nam, 82 nữ; dưới 15 tuổi: 6 người, từ 15-24: 74 người, từ 25-49: 68 người. Hơn 90% ca trong số nói trên bị chó cắn.

Bệnh viện Trường đại học Y - Dược Huế có hai phó giám đốc mới“Mỗi chúng ta sẽ là một đại sứ của lòng nhân ái”Nhiều ý kiến tham gia dự án Luật Khám, chữa bệnh (sửa đổi)Dịch COVID-19 kéo dài, hơn 10,5 triệu người đã khỏi bệnhCập nhật những vấn đề hậu COVID-19 và Chủng ngừa COVID-19

Tiêm vắc xin phòng dại tại CDC ngày 6/2

Việc tiêm phòng dại diễn ra xuyên tết, ngày 21/1 (30 tết) có 8 người đến tiêm. Sau tết, ngày 27/1 có 7 người tiêm, đột biến ngày 30/1 có 11 người tiêm.

Trong những ngày đầu của tháng 2, có 30 trường hợp đến tiêm vắc xin phòng dại.

Bà Trần T. L. (52 tuổi) ở Hương Văn, T.X Hương Trà đến tiêm trưa 6/2 kể: “Tui đang đi xe đạp thì bị chó hàng xóm lao ra cắn vào chân. Vết thương bị chảy máu". 

Các chuyên gia y tế khuyên sau khi bị súc vật cắn, cào xước da, nên rửa vết cắn/cào dưới vòi nước chảy trong vòng 15 phút với xà phòng, sau đó sát khuẩn bằng dung dịch sát khuẩn (cồn, cồn i ốt...). Không nặn máu. Không khâu kín vết thương. Không dùng các biện pháp dân gian như thuốc nam, đắp lá, đặt ngọc…Nên đến cơ sở y tế ngay sau khi phơi nhiễm.

Bệnh dại là bệnh nhiễm vi rút cấp tính của hệ thống thần kinh trung ương từ động vật có vú máu nóng lây sang người, thường là nước bọt bị nhiễm vi rút dại.

Hầu hết các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm, vết cào của động vật mắc bệnh dại... Bệnh này hiện chưa có thuốc điều trị. Cách phòng ngừa tốt nhất là tiêm chủng, đồng thời nắm rõ thông tin ủ bệnh dại ở chó mèo...

Vết thương bị chó cắn của bà T. L. sưng tấy, đau nhức 

Nếu bị động vật nghi dại cắn, cào, liếm, nên đi tiêm ngừa bệnh dại. Các vết thương gần thần kinh trung ương như đầu, mặt, cổ hoặc các bộ phận tập trung nhiều dây thần kinh như đầu chi, bộ phận sinh dục lập tức đến cơ sở y tế để được tiêm huyết thanh kháng dại và vắc xin phòng dại.

Thời gian ủ bệnh dại có thể từ 7 ngày đến nhiều tháng sau tùy thuộc vào loài, vị trí vết cắn. Đa số bệnh phát khoảng 21 - 30 ngày sau khi con vật nhiễm virus. Thời gian ủ bệnh dại ở chó trung bình 10 ngày.

Khi virus xâm nhập sâu vào não bộ, người bệnh có biểu hiện sợ ánh sáng, gió, tiếng động; ăn uống khó khăn; tăng tiết nước bọt; hạ huyết áp…, nguy cơ tử vong trong vòng một tuần sau đó.

Bình quân mỗi tháng, CDC tỉnh tiếp nhận 150-200 trường hợp tiêm vắc xin phòng bệnh dại. Lịch tiêm 5 mũi vắc xin sau phơi nhiễm vào ngày đầu tiên, ngày thứ 3, 7, 14, 28. Hai loại vắc xin đang được CDC sử dụng tiêm phòng bệnh dại gồm: Verorab, sản xuất tại Pháp; Abhayrab, sản xuất tại Ấn Độ. Đối với một số trường hợp bị nhiều vết cắn, vết cắn sâu, nhạy cảm, bác sĩ sẽ có chỉ định tiêm thêm huyết thanh kháng dại cho bệnh nhân.

ThS BS Ngô Kim Nhã, Phó Trưởng phòng Phòng khám Đa khoa CDC cho hay: “Đơn vị từng tiếp nhận một số trường hợp bị chó cắn gây ra vết thương nghiêm trọng. Với những người làm nghề đặc biệt thường xuyên tiếp xúc với chó, mèo…nên tiêm phòng trước phơi nhiễm. Hiện, các loại vắc xin tiên tiến phòng bệnh dại không làm ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của người tiêm”.

Thời gian qua, công tác truyền thông phòng bệnh dại được nhiều cơ quan ban ngành đẩy mạnh trong cộng đồng. 10 năm qua, Thừa Thiên Huế chưa có trường hợp tử vong vì bệnh dại.

Bài, ảnh: LINH TUỆ

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ECDC cảnh báo tăng đột biến số ca nhiễm chủng vi khuẩn nguy hiểm

Khu vực châu Âu vừa chứng kiến số lượng gia tăng các ca nhiễm chủng siêu vi khuẩn hypervirulent Klebsiella pneumoniae (hvKp) kháng kháng sinh, được dự báo sẽ dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong gia tăng, Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) cho biết trong một báo cáo.

ECDC cảnh báo tăng đột biến số ca nhiễm chủng vi khuẩn nguy hiểm

TIN MỚI

Return to top