Thế giới

Số lượng người già sẽ tăng 46% trong thập kỷ tới

ClockThứ Ba, 01/10/2019 14:53
TTH.VN - Trong thập kỷ tới, số người từ 60 tuổi trở lên được dự đoán sẽ tăng 46%, làm tăng đáng kể số lượng trong nhóm người cao tuổi – “một trong những biến đổi quan trọng nhất của thế kỷ này", tuyên bố vừa được Liên Hiệp quốc đưa ra nhân dịp ngày Quốc tế người cao tuổi (1/10) nhấn mạnh.

Nhật Bản: Tỷ lệ người già cao kỷ lục, chiếm 28,4% dân số năm 2018Nhật Bản cấp giấy phép lái xe đặc biệt dành riêng cho người cao tuổiHàn Quốc nỗ lực đối phó vấn nạn già hóaThế giới kỷ niệm Ngày Quốc tế Người cao tuổi (1/10)Liên Hiệp quốc: Dân số thế giới đang già điQuốc gia châu Á nào chăm sóc người cao tuổi tốt nhất?

Ngày Quốc tế người cao tuổi được tổ chức vào  ngày 1/10 hằng năm. Ảnh minh hoạ: NCSS

Theo ước tính, đến năm 2030, thế giới sẽ có 1,4 tỷ người cao tuổi - đông hơn giới trẻ vào thời điểm đó. Đây là một sự gia tăng lớn từ năm 2017, khi lượng người già chỉ ở mức 962 triệu.

Các nước đang phát triển đang chứng kiến ​​sự gia tăng lượng người già cao nhất. Chỉ riêng ở Đông Nam Á, người cao tuổi chiếm gần 10% dân số tính đến năm 2017, so với 8% vào năm 2010. Con số này sẽ tiếp tục tăng, dự kiến ​​sẽ chiếm 13,7% dân số vào năm 2030, theo dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Gọi đây là “cuộc cách mạng nhân khẩu học”, Chuyên gia Độc lập của LHQ về sự thụ hưởng quyền của người già Rosa Kornfeld-Matte kêu gọi cần chú trọng nhiều hơn đến các lỗ hổng cụ thể mà người cao tuổi phải đối mặt.

“Không giống như người tị nạn, phụ nữ và trẻ em, người khuyết tật hoặc các nhóm khác, người già không được bảo vệ bởi bất kỳ công cụ nhân quyền cụ thể nào; dẫn đến việc thiếu đại diện cho những thách thức đặc trưng mà người cao tuổi phải đối mặt trong các chính sách toàn cầu, bao gồm các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs)”, bà giải thích.

LHQ cũng cho rằng sự bất bình đẳng ở người già phản ánh sự bất lợi tích lũy, xuất phát từ các yếu tố địa điểm, giới tính, kinh tế xã hội, sức khỏe và thu nhập.

Trong bối cảnh đó, ngày Quốc tế người cao tuổi năm nay được tổ chức với chủ đề “Hành trình hướng đến sự bình đẳng trong tuổi tác”, nhằm mục đích trao quyền cho người cao tuổi trong mọi khía cạnh phát triển, bao gồm thúc đẩy sự tham gia tích cực của họ vào đời sống xã hội, kinh tế và chính trị như một phương tiện để đảm bảo tính toàn diện của họ.

Chủ đề về bình đẳng năm nay được cho là phù hợp với Chương trình nghị sự phát triển bền vững năm 2030, cụ thể là SDG 10, mục tiêu giảm bất bình đẳng trong và giữa các quốc gia và đảm bảo cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người dân.

Kêu gọi mọi người bảo vệ quyền của người già, bà Matte cho rằng tất cả chúng ta đều có trách nhiệm đảm bảo rằng các thế hệ tương lai - là con cháu chúng ta - khi chúng già đi, vẫn được coi là những người đóng góp có giá trị cho xã hội. “Những người trẻ tuổi, những người ở vị trí quyền lực ngày nay, cần nhận ra rằng họ cũng sẽ già đi. Từ đó họ sẽ định hình được cuộc sống thực tế của người già như thế nào và tương lai họ muốn hướng đến”, bà Matte chia sẻ.

Tố Quyên (Lược dịch từ UN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản: Người cao tuổi sống một mình sẽ chiếm 20% tổng số hộ gia đình vào năm 2050

Một nghiên cứu mới của Viện Nghiên cứu An sinh xã hội và Dân số quốc gia Nhật Bản cho biết, đến năm 2050, 10,8 triệu người cao tuổi ở nước này sẽ sống một mình, chiếm 20,6% tổng số hộ gia đình, đánh dấu sự gia tăng kể từ năm 2020, khi chỉ 7,37 triệu người già - tương đương 13,2% tổng số hộ gia đình, sống một mình.

Nhật Bản Người cao tuổi sống một mình sẽ chiếm 20 tổng số hộ gia đình vào năm 2050
Return to top