Thế giới Thế giới
Số lượng người tị nạn đến Hy Lạp giảm đột ngột
TTH.VN - Chỉ có 3.360 người tị nạn đổ bộ lên các hòn đảo của Hy Lạp hồi tháng 4 vừa qua, giảm tới 88% lượt tị nạn đến nước này so với tháng 3 trước đó với 26.971 người, theo số liệu từ Tổ chức Di trú Quốc tế (IOM).
![]() |
Một trẻ em tị nạn trên chiếc thuyền của lực lượng bảo vệ bờ biển Hy Lạp tại cảng Mytilene, đảo Lesbos. Ảnh: AFP |
Một thỏa thuận gây tranh cãi giữa Liên minh châu Âu (EU) và Thổ Nhĩ Kỳ đã góp phần làm giảm đáng kể số lượng người tị nạn đến Hy Lạp hồi tháng trước, số liệu được công bố ngày 14/5 cho thấy.
Cơ quan giám sát biên giới EU (Frontex) mô tả đây là một sự suy giảm "đột ngột" lần đầu tiên chỉ trong thời gian một tháng, kể từ khi thỏa thuận EU-Thổ Nhĩ Kỳ chính thức có hiệu lực vào tháng 3. Đây sẽ được xem là một biện pháp quan trọng của EU trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng tị nạn.
"Tổng số người tị nạn trong cả tháng 4 thậm chí còn thấp hơn số người tị nạn đến đảo Lesbos mà chúng ta thường thấy hằng ngày vào những tháng cao điểm của năm ngoái", Giám đốc Frontex Fabrice Leggeri cho biết trong một tuyên bố.
Theo thỏa thuận hồi tháng 3, Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý nhận lại người tị nạn đã đến các hòn đảo của Hy Lạp để đổi lấy gói viện trợ trị giá hàng tỷ euro và cơ chế miễn thị thực du lịch đến châu Âu cho công dân của mình.
Thỏa thuận này là nền tảng trong kế hoạch của EU nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng tị nạn khổng lồ với 1,25 triệu người Syria, Iraq, Afghanistan và các nước khác đến châu Âu kể từ tháng 1/2015.
Số liệu mới được ghi nhận nhấn mạnh sự ngăn cản mạnh mẽ của thỏa thuận nói trên, cũng như việc đóng cửa biên giới ở miền đông châu Âu đang làm nản lòng nhiều người tị nạn khi chọn cách đi qua Hy Lạp.
Thanh Ngân (Lược dịch từ AFP & Newsunited)
- G7 cam kết viện trợ 5 tỷ USD cải thiện an ninh lương thực toàn cầu (28/06)
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ” (28/06)
- Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu (28/06)
- Đưa mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ lên tầm cao mới (28/06)
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo (27/06)
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh (27/06)
- Việt Nam tăng 39 bậc chỉ số chất lượng sống tốt nhất thế giới (27/06)
- Nhiều vấn đề nóng được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 (27/06)
-
Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7
- Phục hồi không đều, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu
- IATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ có lãi vào năm 2023
- Bộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương lai
- Chủ nghĩa đa phương và hợp tác - hi vọng cho tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu
-
222 triệu trẻ em trên toàn thế giới đang cần được hỗ trợ giáo dục
- Xem xét tăng cường viện trợ trong bối cảnh “siêu khủng hoảng”
- Quan hệ giữa ASEAN và Canada còn nhiều tiềm năng để phát triển
- Hàn Quốc ghi nhận 2 ca nghi nhiễm đậu mùa khỉ đầu tiên
- COVID-19: Tiêm chủng giúp giảm hơn 1/2 số ca tử vong trên toàn cầu
- Không ngừng vun đắp và gìn giữ mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Campuchia
- Việt Nam tăng 39 bậc chỉ số chất lượng sống tốt nhất thế giới
- Nhiều vấn đề nóng được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh G7
- Tổng Bí thư tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Vương quốc Campuchia
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh